Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ - Trò chơi bắn cá trực tuyến miễn phí


Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ » Nghiên cứu khoa học
 
Nghiên cứu sử dụng Clonidin trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện
Thứ sáu, 10.09.2015, 08:33pm (GMT+7)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện ma túy là một nhóm bệnh nghiện chất độc mạn tính có nguồn gốc sinh bệnh học phức tạp như sinh học, tâm lý và xã hội. Nghiện các chất dạng thuốc phiện không những gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần, làm suy thái nền tảng đạo đức, băng hoại hạnh phúc gia đình, tổn hại kinh tế ảnh hưởng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Ngày nay các chất dạng thuốc phiện bằng con đường tiêm chích, với lối sống buông thả và các tệ nạn xã hội khác là nguy cơ cao gây lây nhiễm HIV, uy hiếp sự tồn vong của nhân loại. Với tính chất nguy hiểm của nghiện các chất dạng thuốc phiện, việc từ bỏ nó là điều mà bản thân người nghiện, người nhà người nghiện, y tế, xã hội và nhà nước đều mong muốn.

Khi ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện sẽ xuất hiện hội chứng cai như: Cảm giác thèm ma túy, ngạt mũi hoặc hắt hơi, chảy nước mắt, đau cơ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, giãn động tử, ngáp, ngủ không yên,… Các triệu chứng này làm cho người nghiện gặp khó khăn khi cai các chất dạng thuốc phiện nếu như không có các biện pháp y tế hỗ trợ. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp cắt cơn cai nghiện, giảm các triệu chứng của hội chứng cai như sử dụng các thuốc an thần kinh, phương pháp y học cổ truyền,… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó.

Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc , có tác dụng chính là chống tăng huyết áp. Đồng thời khi sử dụng Clonidin trong điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện thấy có nhiều hiệu quả.

Hiện nay chưa có tác giả nghiên cứu một cách chi tiết về hiệu quả của Clonidin trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện ở Quảng Ninh. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng Clonidin trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện”. Đề tài nghiên cứu này giúp cho việc cắt cơn cai nghiện các chất dạng thuốc phiện được thuận lợi, hiệu quả, an toàn cho người nghiện, góp phần trong công tác phòng chống nghiện ma túy ở tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu nghiên cứu:

          - Đánh giá hiệu quả của Clonidin trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện

CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

* Thuốc Clonidin:

Thuốc được sử dụng dưới dạng viên cứng 0,15 mg, đóng vỉ 10 viên, hộp 2 vỉ.

* Phương tiện nghiên cứu:

- Máy xét nghiệm sinh hóa

- Máy xét nghiệm huyết học

- Máy xét nghiệm nước tiểu (loại 11 thông số)

- Thanh thử ma túy tổng hợp của Mỹ ACONâ DOA

Tất cả các máy và phương tiện nghiên cứu thuộc khoa Khám bệnh - Cận lâm sàng, Bệnh viện BVSK tâm thần cung cấp và trả lời kết quả.

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

          Gồm 46 bệnh nhân được điều trị giải độc ma tuý, cắt cơn nghiện tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện BVSK tâm thần tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Bệnh nhân chọn nghiên cứu phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

- Tự nguyện đến điều trị, có thái độ hợp tác với thầy thuốc

- Không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian nghiện

- Các bệnh nhân sử dụng heroin, thuốc phiện hoặc cả hai

- Không mắc một số bệnh cơ thể  kèm theo (phần tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân)

- Được chẩn đoán xác định nghiện ma túy (theo ICD-10, 1992)

2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy

2.2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy theo y học hiện đại

- Lâm sàng: có ít nhất 3 trong 6 nhóm triệu chứng sau (theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10).

+ Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma túy, không thể cưỡng lại được.

+ Mất khả năng kiểm soát dùng chất ma túy.

+ Ngừng sử dụng CMT sẽ suất hiện hội chứng cai.

+ Dùng ma túy ngày càng tăng liều để thỏa mãn cơn đói ma túy.

+ Luôn tìm kỳ được chất ma túy, xao nhãng nhiệm vụ và các thích thú khác.

+ Biết tác hại nặng nề mà vẫn sử dụng chất ma túy.

Hội chứng cai (abstinence syndrome) dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 (International classification of diseases) có tham khảo của DSM III-R (Diagnostic and statistical manual ravision) của hội Tâm thần học Mỹ chỉnh lý năm 1987.

1. Ngáp

2. Chảy nước mắt, nước mũi

3. Toát mồ hôi, nổi da gà

4. Thèm chất ma túy

5. Đau mỏi khớp, co cứng cơ bụng

6. Mất ngủ

7. Buồn nôn

8. Tiêu chảy

9. Dị cảm (dòi bò trong xương)

10. Mạch nhanh

11. Tăng thân nhiệt

12. Dãn đồng tử

Bệnh nhân có 4/12 triệu chứng trên thì được chẩn đoán hội chứng cai dương tính. Hội chứng cai được xác định là yếu tố quan trọng nhất trong chẩn đoán NMT.

- Cận lâm sàng:xét nghiệm nước tiểu có Opiates (dương tính)

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân đang mắc các bệnh suy tim, suy gan, suy thận, tâm phế mạn, hen phế quản, ung thư, tăng huyết áp, bệnh truyền nhiễm, câm điếc, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, bệnh da liễu, phụ nữ có thai và các bệnh khác.

- Không tuân thủ phác đồ điều trị cũng như nội quy và thời gian điều trị bỏ uống thuốc >1 ngày.

- Dùng thuốc phiện và dẫn chất thuốc phiện trong thời gian điều trị.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu can thiệp (thử nghiệm lâm sàng) so sánh trước, sau điều trị.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng cho nghiên cứu lâm sàng mở, mô tả, theo dõi dọc

                                                p.(1-p)

                     n =         Z2(1-a/)                  

                                                     D2

trong đó:     p = 0,7 là tỷ lệ có triệu chứng đau trong xương khi cai nghiện

          (theo điều tra cắt ngang tại 01 trung tâm nghiên cứu nghiện chất của Mỹ)

          a= 0,05 là mức ý nghĩa thống kê.

          Z2(1-a/2) = 1,96 là giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị a= 0,05.

                    D = 0,164 là khoảng sai lệch mong muốn

thay số vào công thức ta có:

                           0,7(1- 0,7)

         n = 1,96 2                                       = 29,9

                                 0,164 2                   

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 30 bệnh nhân.

Chúng tôi chọn được 46 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp tìm chất ma túy trong nước tiểu

- Thử test quick opiates (loại test định tính chất ma túy nhanh).

- Y tá lấy nước tiểu vào buổi sáng, không làm loãng nước tiểu, cho vào cốc vô khuẩn. Xé túi đựng lấy que thử theo dấu cắt và cắm que thử theo hướng mũi tên chỉ xuống. Đặt que thử  theo chiều thẳng đứng vào ly. Đọc kết quả trong 5 phút.

+ Trên que thử nếu thấy xuất hiện 1 vạch đỏ, kết quả này xác nhận nồng độ morphin >300ng/ml có nghĩa là đối tượng đang sử dụng chất ma tuý.

+ Nếu thấy xuất hiện 2 vạch màu, kết quả này xác nhận nồng độ morphin < 300ng/ml, nghĩa là đối tưọng không sử dung chất ma tuý.

2.3.3. Quy trình nghiên cứu

- Tiếp nhận bệnh nhân:

+ Các bệnh nhân có đơn tự nguyện xin cai nghiện.

+ Phổ biến nội quy, quy chế, thời gian và phương pháp điều trị. Cách ly hoàn toàn với bên ngoài, bảo đảm không tiếp tế chất ma túy.

+ Kiểm tra đồ dùng, tư trang của bệnh nhân để phát hiện chất ma túy mang theo người. Mặc quần áo và đồ dùng bệnh viện.

+ Khám toàn diện để phát hiện bệnh phối hợp, ghi đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu các thông số cần thiết cho theo dõi, thống kê và đánh giá kết quả.

+ Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng: nghỉ ngơi sinh hoạt tại phòng khép kín, ăn theo nhu cầu.

+ Giáo dục, động viên tư tưởng, tư vấn để tăng hiểu biết về tác hại của ma túy đối với bản thân.

- Làm xét nghiệm:

+ Xét nghiệm nước tiểu:

. Tìm Opiates trong nước tiểu, làm 3 lần trong thời gian điều trị (ngay sau khi vào viện và ngày thứ 3, thứ 7 sau điều trị). Xét nghiệm 2 lần Opiates âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

. Xét nghiệm nước tiểu thường quy: 10 thông số.

+ Xét nghiệm máu: tốc độ máu lắng, 18 thông số thường quy, hàm lượng creatinine, ure, hoạt độ enzym AST, ALT, HIV.

2.3.4. Phương pháp dùng thuốc

- Điều trị Clonidin viên nang 0,15 mg; tăng liều dần, khởi đầu 0,15 mg sau tăng dần khi có triệu chứng cai, có thể tăng đến 12 mg – 15 mg ngày, uống duy trì và giảm liều khi các triệu chứng cai suy giảm

- Thuốc nâng huyết áp:

+ Heptaminol viên 0,1878 g chỉ sử dụng khi huyết áp tâm thu <100mmHg, Heptaminol viên 0,2g x 2 viên/mỗi lần, uống 2 - 3 lần/24h.

+ Nếu huyết áp tụt nhiều thì cần xử trí cấp cứu: Heptaminol ống 5ml, tiêm mỗi lần 1 - 2 ống.

- Thuốc giảm đau: Paracetamol: viên nén 0,5g, uống mỗi lần 2 viên, uống từ 2 - 3 lần/24 giờ, có thể dùng trong 3 ngày.

- Thuốc chống co thắt Spasfon: viên nén 80mg, uống mỗi lần 2 viên, uống 2 - 3 lần trong ngày, có thể dùng từ 1 - 3 ngày (nếu đau bụng, đi ngoài).

- Thuốc gây ngủ: Theralène viên nén 5mg x 2 - 4 viên trước giờ đi ngủ.

- Thuốc chống tiêu chảy và mất nước: Oresol

2.3.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.5.1. Theo dõi hội chứng cai

Dựa vào bảng điểm Himmelbach cải tiến trên cơ sở mức độ nặng, nhẹ, tính chất của triệu chứng để cho điểm (thấp nhất 1 điểm, cao nhất 3 điểm) (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thang điểm Himmelbach cải tiến đánh giá mức độ nghiện ma túy.

STT

Triệu chứng

Điểm

1.      

Ngáp

1

2.      

Chảy nước mắt, nước mũi

1

3.      

Tăng thân nhiệt

1

4.      

Toát mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà

2

5.      

Thèm chất ma túy

2

6.      

Đau mỏi các khớp, co cứng cơ bụng

2

7.      

Mất ngủ

2

8.      

Ỉa chảy

2

9.      

Mạch nhanh (> 90 CK/1 phút)

2

10.             

Buồn nôn, nôn

3

11.             

Dị cảm (dòi bò trong xương)

3

12.             

Dãn đồng tử

3

Tổng số điểm

24

         

Dựa vào số điểm, phân chia 3 mức độ NMT:

          - Nghiện nhẹ         : <8 điểm.

- Nghiện trung bình        : 8 - 16 điểm.

- Nghiện nặng       : >16 điểm.

2.3.5.2. Theo dõi diễn biến 12 triệu chứng của hội chứng cai

Dựa vào cách cho điểm theo mức độ biểu hiện của từng triệu chứng bằng cách quan sát và phỏng vấn người nghiện ở 2 thời điểm sáng và tối sau khi uống thuốc (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Thang điểm theo dõi 12 triệu chứng của hội chứng cai.

Triệu chứng

Mức độ

Điểm

1. Ngáp

Không ngáp.

0

Ngáp 1 - 2 lần/1 phút vào thời gian dùng chất ma túy

1

Ngáp ³ 3 lần/phút hoặc ngáp liên tục.

2

2. Toát mồ hôi

Không toát mồ hôi

0

Mồ hôi ra ít, phải sờ vào mới thấy

1

Mồ hôi ra đọng thành giọt, nhìn thấy rõ

2

3. Thèm ma túy

Không thèm

0

Thèm nhưng chịu đựng được

1

Thèm không chịu đựng được, yêu cầu được dùng ma túy

2

4. Đau mỏi các khớp

Không mỏi

0

Đau mỏi nhưng chịu đựng được

1

Đau mỏi rất khó chịu, yêu cầu cho uống thuốc giảm đau

2

5. Tiêu chảy

Không có biểu hiện rối loạn tiêu hóa

0

Chỉ buồn nôn, nôn khan, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng âm ỉ

1

Bệnh nhân nôn hoặc đi ngoài phân lỏng, đau bụng

2

6. Dãn đồng tử

Đồng tử £ 2mm.

0

2mm < đồng tử < 4mm.

1

Đồng tử dãn ³ 4mm.

2

7. Chảy nước mắt, nước mũi

Không chảy nước mắt nước mũi

0

Bệnh nhân chỉ rơm rớm nước mắt hoặc sụt sịt mũi

1

Nước mắt, nước mũi chảy thành giọt nhìn thấy rõ.

2

8. Tăng thân nhiệt

£37oC

0

>37oC

1

9. Mạch nhanh, tăng huyết áp

Mạch £80 lần/phút

0

Mạch 80 - 100 lần/phút

1

Mạch ³ 100 lần/phút

2


Triệu chứng

Mức độ

Điểm

10. Dị cảm (dòi bò trong xương)

Không có dị cảm

0

Dị cảm xuất hiện và tồn tại từng lúc nhưng chịu đựng được

1

Dị cảm nhiều từng lúc hoặc thường xuyên phải thực hiện những động tác, hành vi làm giảm dị cảm hoặc yêu cầu thầy thuốc can thiệp.

2

11. Mất ngủ

Không mất ngủ

0

Bệnh nhân chỉ ngủ được 1 - 2 giờ mỗi đêm

1

Bệnh nhân hoàn toàn không ngủ được

2

12. Nôn hoặc buồn nôn:

Không buồn nôn

0

Chỉ buồn nôn, nôn khan

1

Nôn ra nước hoặc thức ăn làm bệnh nhân không dám ăn hoặc ăn ít

2

 

2.3.5.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc

+ Trên lâm sàng:

Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc Clonidin và thuốc ATK như chóng mặt, đau đầu, nổi mẩn, ngứa, phù nề và các tác dụng phụ khác được theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

2.3.5.4. Đánh giá kết quả

Kết quả điều trị hỗ trợ cắt cơn NMT được chia làm 4 loại (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Phân loại kết quả điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy.

Chỉ tiêu

Phân loại

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Thời gian cắt cơn nghiện

 

 

 

 

Diễn biến hội chứng cai

 

 

 

 

Op4ates nước tiểu

 

2.3.6. Xử lý số liệu

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp toán thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS

- Kiểm định khi bình phương (c2) để so sánh hai tỷ lệ.

- Test t- Student để so sánh hai số trung bình (`X ± SD).

+ p>0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

+ p<0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ nhằm nâng cao và bảo vệ sức khoẻ cho bệnh nhân mà không nhằm mục đích nào khác.

- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nặng lên, hoặc bệnh nhân yêu cầu dừng nghiên cứu, thì chúng tôi sẽ thay đổi phác đồ điều trị, hoặc dừng nghiên cứu.

2.3.8. Địa điểm nghiên cứu

Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Quảng Ninh

  

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 3.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

 Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các bệnh nhân nghiên cứu.

Lứa tuổi

n

%

£ 25

7

15,2

26 – 35

24

52,2

36 – 45

11

23,9

>45

4

8,7

`X ± SD

31,7 ± 7,5

 

 

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính

 

 

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo khu vực sinh sống

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ văn hóa

 

Trình độ văn hóa

n

%

Tiểu học

4

8,7

Trung học cơ sở

7

15,2

Trung học phổ thông

29

63,1

Trung cấp, cao đẳng trở lên

6

13

Tổng số

46

100

 

 

Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp

 

Nghề nghiệp

n = 46

%

Tự do

31

67,4

Học sinh + Sinh viên

8

17,4

Viên chức

2

4,3

Công nhân

5

10,9

P <0,05

 

 

 

 

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo hôn nhân

 

 

 

Bảng 3.4. Thời gian nghiện

 

Thời gian nghiện

n = 46

%

< 5 năm

8

17,4

5 – 10 năm

25

54,3

> 10 năm

13

28,3

 

 

 

Bảng 3.5. Số lần đã cai nghiện

 

Số lần đã cai nghiện

 

n = 46

%

0-3

27

58,7

4-6

17

37

> 7 lần

2

4,3

X ± SD

3,4 ± 1,9

 

 

Bảng 3.6. Đường dùng

 

Đường dùng

n = 46

%

Chích

29

63

Hút

11

23,9

Hỗn hợp

6

13,1

 

 

Bảng 3.6. Mức độ nghiện

 

  Mức độ nghiện

n = 46

%

Nhẹ

8

17,4

Vừa

28

60,8

Nặng

10

21,8

 

3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng

3.2.1. Hội chứng cai trong ngày đầu vào viện

 

Bảng 3.7. Phân bố triệu chứng của hội chứng cai ngày đầu vào viện

 

Các triệu chứng

n

%

Ngáp

34

73,9

Thèm chất ma túy

38

82,6

Chảy nước mắt, nước mũi

25

54,3

Đau mỏi khớp

17

36,9

Mất ngủ

43

93,5

Toát mồ hôi

27

58,7

Dị cảm (dòi bò)

10

21,7

Buồn nôn - nôn

13

28,3

Tiêu chảy

11

23,9

Dãn đồng tử

0

0

Tăng thân nhiệt

7

15,2

Mạch nhanh

16

34,8

 

3.2.2. Liều lượng Clonidine điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý

 

Biểu đồ 3.4. Liều lượng Clonidine

 

3.2.3. Diễn biến hội chứng cai sau thời gian điều trị

 

Biều đồ 3.5. Diễn biến hội chứng cai sau thời gian điều trị

theo thang điểm của Himmelbach.

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.8. Diễn biến hội chứng cai dưới tác dụng của clonidin

điều trị đơn thuần trên bệnh nhân nghiên cứu (theo % BN)

 

Các triệu chứng

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

Ngày 6

Ngày 7

Ngáp

73,9

70,5

66,1

42,1

12,4

1,7

0

Thèm chất ma túy

82,6

77,2

57,6

43,4

29,5

9,8

0

Chảy nước mắt, nước mũi

54,3

50,4

45,6

28,2

15,9

3,3

0

Đau mỏi khớp

36,9

66,9

62,8

53,7

40,5

21,6

6,6

Mất ngủ

93,5

82,7

71,9

57,8

39,4

13,9

7,4

Toát mồ hôi

58,7

53,4

50,1

43,6

32,7

6,2

0

Dị cảm (dòi bò)

21,7

6,7

3,2

0

0

0

0

Buồn nôn - nôn

28,3

19,8

21,4

14,8

6,6

1,6

0,8

Tiêu chảy

23,9

11,3

5,8

2,4

2,4

0

0

Dãn đồng tử

0

0

0

0

0

0

0

Tăng thân nhiệt

15,2

13,5

9,8

8,1

4,4

2,7

0

Mạch nhanh

34,8

31,9

28,7

25,6

15,1

5,3

0

 

3.3. Kết quả chung

Bảng 3.9. Thời gian cắt cơn

Thời gian điều trị

n = 46

%

3 ngày

2

4,3

4- 5 ngày

14

30,4

6- 7 ngày

24

52,2

> 7 ngày

6

13,1

 

Bảng 3.10. Đánh giá kết quả điều trị chung

Kết quả điều trị chung

n

%

Tốt

16

34,8

Khá

21

45,6

Trung bình

9

19,6

 

Bảng 3.11. Đánh giá kết quả điều trị theo mức độ nghiện

Mức độ nghiện

Kết quả điều trị

n

%

Nhẹ

(8)

Tốt

6

75

Khá

2

25

Trung bình

0

-

Trung bình

(28)

Tốt

16

57,1

Khá

10

35,7

Trung bình

2

7,2

Nặng

(10)

Tốt

6

60

Khá

3

30

Trung bình

1

1

3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn

 

Bảng 3.12. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc

Tác dụng không mong muốn

n

%

Chóng mặt

11

23,9

Co giật

0

0

Dị ứng

0

0

Đau đầu

27

58,7

Khô miệng

8

17,4

Ngủ gà

2

4,3

Phù nề

0

0

Hạ huyết áp

3

6,5

Tác dụng phụ khác

0

0

 

3.5. Kết quả xét nghiệm tìm opiates trong nước tiểu

Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm opiates nước tiểu.

KQXN

Ngày theo dõi

Dương tính (+)

Âm tính (+)

n

%

n

%

Ngày 1

46

100

0

0

Ngày 3

21

45,7

25

54,3

Ngày 7

0

0

0

0

BÀN LUẬN

 4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nghiên cứu này có 46 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nghiên ma túy dạng heroin theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 được đưa vào điều trị nội trú.

4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới, hôn nhân

Về giới tính: Trong đó đa số bệnh nhân là nam giới (95,6%), nữ giới chỉ có 2 trường hợp chiếm 4,4%. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2009 thì nam giới nghiện ma túy chiếm khoảng 95,4%.

Về lứa tuổi: thường gặp ở nhóm 26 – 35 tuổi (52,2%) và nhóm 36 – 45 (23,9%). Nhóm tuổi 25 trở xuống và trên 45 là ít gặp hơn với lần lượt là 15,2% và 8,7%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 31,7 ± 7,5. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Cường (2010) là 33,1 ± 7,3. Nghiên cứu của Walter Ling và cộng sự (2006), cho biết nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú tuổi trung bình là 39 tuổi và nhóm điều trị nội trú là 36 tuổi [8]; Douglas (2008) cho thấy tuổi trung bình của nhóm tham gia nghiên cứu là 39,5 tuổi [4].

Về hôn nhân: 26 trường hợp chiếm 56,5% chưa kết hôn; 10,8% li thân li dị.

4.1.2. Đặc điểm trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi sinh sống

Nơi sinh sống: Phần lớn số bệnh nhân sinh sống tại khu vực thành thị, chiếm 68%.

Về trình độ văn hóa: 87% có trình độ phổ thông (tiểu học, TH cơ sở và TH phổ thông), 13% có trình độ Trung cấp trở lên, không có trường hợp nào thất học.

Về nghề nghiệp: phần lớn là nghề nghiệp tự do và thất nghiệp (67,4%), có 8 trường hợp (17,4%) là học sinh, sinh viên, còn lại là viên chức (4,3%) và công nhân (10,9%).

4.1.3. Đặc điểm nghiện ma túy

Thời gian nghiện chất ma túy (tuổi nghiện): phần lớn nhóm bệnh nhân nghiên cứu có thâm niên nghiện > 5 năm trong đó từ 5-10 năm là 54,3% và > 10 năm là 28,3%. Chỉ có 17,4% (8 trường hợp) có tuổi nghiện < 5 năm. Nghiên cứu của Trần Viết Nghị (2006) cho thấy tuổi nghiện trên 7 năm là 23%, Walter Ling (2007) thấy nghiện từ 7 – 10 năm là 43,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nhận định trên.

          Số lần đã cai nghiện: đa số bệnh nhân đã cai nghiện ma túy nhiều lần, trung bình là  3,4 ± 1,9 lần. Ngô Thanh Hải (2006) nhận thấy có 40% số trường hợp đã cai trên 5 lần; Nguyễn Minh Tuấn (2006) thấy có 39,42% cai từ 3 – 5 lần, 31,76% cai trên 5 lần. Chứng tỏ nghiện ma túy là rất khó bỏ, tỷ lệ tái nghiện cao.

Hình thức sử dụng chất ma túy: có 29 trường hợp chiếm 63% sử dụng ma túy Heroin đường chích, 23,9% là đường hít và có 13,1% là dùng hỗn hợp. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Cường (2010) thấy có 60,78% là hỗn hợp và khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2009) với hỗn hợp là 75,3%.

Mức độ nghiện ma túy: phần lớn là nghiện ở mức độ vừa và nặng (38 trường hợp chiếm 82,6%), mức độ nhẹ là thấp (17,4%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn so với Trần Văn Cường (2010) khi thấy nghiện nặng chiếm tỷ lệ tới 82,17%.

Các kết quả của chúng tôi có một số khác biệt với các nghiên cứu khác có thể do lấy mẫu là khác nhau về cách thức và số lượng.

4.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng

4.2.1. Đặc điểm diễn biến của hội chứng cai

Ngay khi vào viện, bệnh nhân nghiện Heroin được khám, đánh giá các triệu chứng, đặc biệt là Hội chứng cai. Trong 46 bệnh nhân ở ngày đầu tiên đều có 11/12 triệu chứng ở các mức độ khác nhau, không có trường hợp nào có biểu hiện giãn đồng tử. Các triệu chứng lo âu, ngáp, chán ăn, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi bắt đầu xuất hiện sau 6 đến 12h ngừng sử dụng heroin. Sau 48 đến 72h, các triệu chứng bồn chồn, mất ngủ, đau cơ bắp, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp là phổ biến.

Phần lớn bệnh nhân đều có triệu chứng mất ngủ (93,5%), ngáp (73,9%) và thèm chất ma túy (82,6%). Trong đó mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất và kéo dài trong xuốt quá trình điều trị, các triệu chứng mất ngủ làm người bệnh lo lắng và tham phiền và đây cũng là các triệu chứng làm người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng mất ngủ trong tất cả các ngày điều trị, trong đó mất ngủ nặng nhất vào ngày thứ 2-3 và nhẹ hơn trong những ngày sau đó. Theo Abbott  P.J và cộng sự (1994), trong số 120 bệnh nhân điều trị hội chứng cai thấy 87% bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, bứt rứt, khó chịu và thường cảm thấy nhớ, hồi ức về ma tuý, dẫn đến trạng thái mất ngủ [2].

Triệu chứng thèm nhớ ma túy gặp khá nhiều trong 7 ngày điều trị, sau đó số điểm giảm dần từ ngày thứ 2. Chính vì thèm nhớ ma túy nên nhiều trường hợp đã quay trở lại sử dụng Heroin.

Triệu chứng đau mỏi xương khớp xuất hiện nặng nhất sau 36 đến 72h ngừng sử dụng heroin và giảm dần trong những ngày sau đó. Theo đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng triệu chứng đau là thường gặp trong hội chứng cai heroin [3].

Dị cảm gặp ở 21,7% số bệnh nhân. Triệu chứng này cũng giảm dần và từ ngày thứ 4 trở đi thì không có bệnh nhân nào gặp phải. Triệu chứng này chủ yếu là bệnh nhân cảm thấy dòi bò trong xương, buồn bực, khó chịu và có một số ít vật vã, kích thích. Kết quả này tương tự như kết quả của Lý Trần Tình (2008), dị cảm xuất hiện nhiều nhất vào ngày thứ 2 và 3 với hơn 50%.

Các triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy chiếm tỷ lệ thấp nhất. Cũng theo nghiên cứu này, các triệu chứng cai nặng nhất vào ngày thứ 2 và giảm dần từ ngày thứ 5. Taschner KL (1986), khẳng định rằng clonidin có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng toát mồ hôi, nóng bừng, đánh trống ngực và buồn nôn [10]. Benos (1985), cho thấy điểm của hội chứng cai thấp hơn đáng kể ở những đối tượng thuộc nhóm clonidin so với nhóm giả dược, theo đó 87,5% đối tượng trong nhóm clonidin vượt qua được hội chứng cai so với 20,8% ở nhóm giả dược. Gerra (1995), cũng phát hiện điểm của hội chứng cai thấp hơn đáng kể ở nhóm điều trị bằng clonidin và sự  khác nhau này thể hiện rõ nhất sau 48h đến 72h ngừng sử dụng heroin.

4.2.2. Sử dụng thuốc trong quá trình điều trị

Clonidin là thuốc chủ vận α2 - Adrenergic trung ương, có tác dụng làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh norepinerphrine vào khe synap nên có hiệu quả trong điều trị hội chứng cai heroin. Theo Washton AM (1989) [9] và Gold MS (1978) [5], các nghiên cứu ban đầu của clonidin có tác dụng làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng chảy nước mắt, sổ mũi, đau cơ, đau khớp, bồn chồn và các triệu chứng tiêu hoá.

Trong nghiên cứu này phần lớn số bệnh nhân được sử dụng thuốc Clonidin từ 0,9 mg đến 1,2mg (6-8 viên) ở tất cả các ngày điều trị. Ngày thứ (1,2,3) có 8 bệnh nhân sử dụng liều 0,6mg đến 0,9mg, có 5 bn ổn đinh còn 2 bn không thấy biến chuyển gì và phải tăng liều vào các ngày sau. Trong số 14 bn dùng liều 0,9 đến 1,2mg trong các ngày điều trị  thì ngày thứ 3, 4 là cao nhất bệnh nhân dùng liều từ 0,9mg đến 1,2mg và đến ngày thứ 7 giảm clonidin từ 0,6mg đến 0,9mg giảm triệu chứng cai vào ngày thứ 2 và ổn định vào ngày thứ 5. Có 30,4% bệnh nhân phải sử dụng liều clonidin từ 1,5mg đến 1,8mg khi các triệu chứng cai xuất hiện nhiều và nặng. Trong quá trình tăng liều thuốc, chúng tôi phải thường xuyên theo dõi mạch và huyết áp.

Kết quả này phù hợp với DR Wesson (1990), ngày thứ nhất bắt đầu với liều 0,2mg clonidin, cứ 4h đến 6h uống một lần, liều tối đa 1,2mg- 2,1mg/24h và trong 7 đến 10 ngày tiếp theo với liều từ 0,8mg đến 1,2mg trong 24h. Kelber HD (1987), cho biết tỷ lệ điều trị thành công với clonidin là khá cao, chiếm 86% và thời gian điều trị là 5 ngày [7].

4.2.3. Tác dụng không mong muốn

Kết quả nghiện cứu cho thấy trong quá trình điều trị ít có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là đau đầu (58,7%), chóng mặt (23,9%), khô miệng (17,4%). Có 03 trường hợp (6,5%) có biểu hiện hạ huyết áp tư thế, những bệnh nhân này là sử dụng clonidin ở liều trên 1,5 mg/ngày.

Elmer Yu (2008), khi tiến hành đánh giá lâm sàng về hiệu quả của clonidine trong điều trị hội chứng cai heroin, nhận thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng đáng kể so với giả dược là: chóng mặt 39% so với 12%, hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 80mmHg) 18% so với 0%, nhức đầu 24% so với 12%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Tiến hành nghiên cứu trên 46 bệnh nhân nghiện Heroin được điều trị nội trú tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nam giới (95,6%), lưa tuổi gặp nhiều nhất từ 26 - 35 tuổi (52,2%), Đa số đối tượng có thời gian nghiện trên 5 năm (82,6%), đường dùng chủ yếu là tiêm chích (63%), phần lớn đối tượng có số lần cai nghiện từ 3 lần trở lên và có mức độ nghiện vừa và nặng (82,6%).

2. Kết quả điều trị

2.1. Sử dụng thuốc trong quá trình điều trị

Thuốc Clonidin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai heroin với 46 trường hợp với dùng liều 0,9mg đến 1,2mg, thuyên giảm hội chứng cai vào ngày thứ 4 và ổn định vào ngày thứ 7. Liều cao nhất 1,5mg đến 1,8mg, duy trì khi hội chứng cai giảm và giảm liều duy trì sau 15 ngày.

2.2. Diễn biến hội chứng cai

Clonidin có hiệu quả hơn trên các triệu chứng: toát mồ hôi, thèm ma tuý, dị cảm.

Clonidin ít có hiệu quả đối với các triệu chứng: mất ngủ, đau cơ bắp , buồn nôn-nôn.

2.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Tác dụng không mong muốn ít gặp như đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp. Những tác dụng phụ này thường gặp ở bệnh nhân sử dụng liều trên 1,5 mg/ngày.

 

KIẾN NGHỊ

     Nghiện ma túy là bệnh lý mạn tính, việc cắt cơn cai nghiện các chất dạng thuốc phiện là một phần trong điều trị nghiện ma túy. Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy thuốc Clonidin có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện và an toàn trong quá trình sử dụng cho người bệnh. Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần kiến nghị được áp dụng rộng rãi thuốc Clonidin để hỗ trợ hội chứng cai ma túy (Heroin).

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.          Trần Văn Cường, Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Nghiên cứu đánh giá hiệu lực và tính an toàn của Heantos 4 hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy”. Tài liệu tập huấn điều trị nghiện ma túy, Viên sức khỏe tâm thần. Tr 1-15.

2.          Abbott P.J., Weller S.B., Walker S.R. (1994),“Psychiatric disorders of opioid addicts entering treatment”, J - Addict - Dis, USA, pp 1-11

3.          Andrew Rosenblum (2008), “Opioids and the Treatment of Chronic Pain: Controversies, Current Status, and Future Directions”, Exp Clin Psychopharmacol, New York, 2008 October, 16 (5), pp 405-416

4.          Douglas M. Ziedonis, Leslie Amass (2008), “Predictors of Outcome for Short-Term Medically Supervised Opioid Withdrawal during a Randomized, Multi Center Trial of Buprenorphine-Naloxone and Clonidine in the NIDA Clinical Trials Network Drug and Alcohol Dependence”, Drug Alcohol Depend. Vol 99, Issues 1-3, USA, pp 28-36.

5.          Gold MS, Pottash AC, Sweeney DR, Extein I, Annitto WJ (1981). “Opiate detoxification with lofexidine”, American Drug Alcohol Depend, pp 307-315

6.           Johnstone H., Marcinak J., Luckett M., Scott  (1994), “An ealuation of the treatment effectiveness of the chicago health Outreach Acupuncture clinic”. J - Holist - Nurs. USA, pp 171-183.

7.           Kosten TR, Kleber HD, Rounsaville BJ (1985), “Comparison of clinician ratings to self reports of withdrawal during clonidine detoxification of opiate addicts”, American Journal of Drug and Alcohol Abuse 1985, 11(1-2), pp 503-508.

8.           Ling W (2006), “A multi-center randomize trial of Buprenorphine- naloxone versus clonidine for opioid detoxification”, Findings from the National Institute on drug Abuse Clinical Trials Network, USA, pp 1-19.

9.          Trần Văn Cường và cộng sự (1990), “Điều trị dịch tễ học lâm sàng nghiện ma túy tại phường Tân Quang thị xã Tuyên Quang”. Hội thảo quốc gia nghiện ma túy năm 1990.

10.     Nguyễn Đăng Dung (1990), “Tình hình nghiện ma túy trên thế giới và Việt Nam”. Hội thảo quốc gia nghiện ma túy năm 1990.

11.     Nguyễn Đăng Dung và cộng sự (1994), “Nhận xét bước đầu tổ chức điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng ở một xã đồng bằng Bắc bộ”. Hội nghị khoa học toàn quốc tháng 12/1994.

12.     Cao Tiến Đức (2009), “Nghiên cứu điều trị phụ thuộc hay lạm dụng thuốc phiện tại Bệnh viện quân y 103”. Cập nhật trao đổi kinh nghiệm các phương pháp điều trị nghiện ma túy tại Hải Phòng tháng 12/2009.

13.      Nguyễn Văn Siêm (1993), “Nghiện ma túy”. Tập san tâm thần học Bệnh viện tâm thần Trung ương tháng 6/1993.

14.     Nguyễn Đức Tiến (2009), “Phổ biến hướng dẫn điều trị nghiện ma túy bằng Methadone”. Cập nhật trao đổi kinh nghiệm các phương pháp điều trị nghiện ma túy tại Hải Phòng tháng 12/2009.

15.     Trần Quang Trung (2009), “Hoạt động phòng chống ma túy trên thế giới và Việt Nam”. Cập nhật trao đổi kinh nghiệm các phương pháp điều trị nghiện ma túy tại Hải Phòng tháng 12/2009.

16.     Lý Anh Tuấn (1996), “Một vài nhận xét kết  quả điều tra dịch tễ lâm sàng nghiện ma túy tại 3 phường thuộc thành phố Biên Hòa”. Nội san Bệnh viện tâm thần Biên Hòa số 2/1996.

17.     Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự, “Sơ bộ đánh giá điều trị nghiện ma túy dựa vào cộng đồng ở một số phường của Hà Nội”.  Hội nghị khoa học toàn quốc về phương pháp điều trị nghiện ma túy tháng 12/1994.

18.     Nguyễn Việt, “Lạm dụng ma túy và nhiễm HIV ở các nước khu vực tam giác vàng”. Tài liệu tập huấn nghiện ma túy 1994.

19.     Nguyễn Việt, Nguyễn Minh Tuấn, “Điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”. Hội nghị khoa học về các phương pháp điều trị nghiện ma túy tháng 12/1994.

20.     Bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 - ICD10 : Bảng dịch tiếng việt trang 34-48.

21.     Tâm thần học do nhà xuất bản Mir Matxcova năm 1980 trang 116-202.

22.     Nguyễn Minh Tuấn, “Nghiện Heroin và các phương pháp điều trị” - Nhà xuất bản y học năm 2002.

23.     Tâm thần học- Nhà xuất bản y học chi nhành thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.

24.     Bệnh học tâm thần  - Nhà xuất bản quân đội nhân dân - 2005. 
Ths Vũ Minh Hạnh

   Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bình luận (0)       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Gửi bạn bè       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bản in    Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Edit


Các tin khác:
Đề tài "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá đáp ứng điều trị của sảng rượu"  (06.10.2015)
Thực trạng kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng viên (04.05.2014)
Nghiên cứu đặc diểm lâm sàng "Rối loạn lo âu lan tỏa" (24.01.2012)



 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::|Khu vực quản trị Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Các tin mới nhất Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Sự kiện Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Tháng mười hai 2023  
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            
 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ