Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ - Trò chơi bắn cá trực tuyến miễn phí


Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ » Nghiên cứu khoa học
 
Đề tài "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá đáp ứng điều trị của sảng rượu" 
Thứ ba, 10.06.2015, 08:21pm (GMT+7)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rượu là một chất tác động tâm thần. Rượu gây các bệnh cơ thể, bệnh tâm thần, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, phá hoại đời sống hạnh phúc gia đình và an sinh xã hội. Theo thống kê, rượu bia là đứng hàng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2 - 8% GDP quốc gia [12].

Sảng rượu (SR) là một trạng thái bệnh lý hay gặp nhất của rối loạn tâm thần do rượu (khoảng 70% số bệnh nhân), xuất hiện trên một bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu (NR) mạn tính từ 5 năm trở lên khi dừng hoặc giảm lượng rượu uống hoặc uống với số lượng rượu lớn. Sảng rượu có thể diễn ra đột ngột, nhưng thường điển hình sau 02 đến 04 ngày dừng sử dụng rượu. Sảng rượu là một trạng thái biến chứng do ngộ độc rượu kéo dài dẫn đến loạn thần nặng, nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, chăm sóc tốt có thể dẫn đến tử vong (khoảng 15 - 20 %). Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần, đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác, điều trị tích cực và công tác chăm sóc của điều dưỡng chuyên biệt riêng. Việc điều trị-chăm sóc tốt, phù hợp làm giảm nguy cơ kích động, hoảng sợ... ở  sảng rượu người bệnh. Để có thể điều trị-chăm sóc tốt người bệnh sảng rượu, cần phải nhận rõ những đặc điểm riêng, khác biệt của bệnh lý này.

Hiện nay ở Quảng Ninh chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm lâm sàng và đánh giá đáp ứng điều trị của sảng rượu với các thuốc an thần kinh, giải lo âu. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của sảng rượu tại Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần”. Đề tài nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nghiện rượu. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sảng rượu

2. Các yếu tố liên quan đến sảng rượu

3. Nhận xét kết quả điều trị của sảng rượu

 

 

 

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm sảng rượu.

Sảng rượu là một rối loạn loạn thần cấp tính xuất hiện ở những bệnh nhân NR mạn tính trên 10 năm (giai đoạn 2) sau khi uống một lượng rượu lớn hoặc ngừng uống rượu đột ngột 1 dến 3 ngày (cai rượu). Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị tỉ lệ tử vong là 20%. Các nhân tố thuận lợi là viêm phổi, suy thận, suy gan, suy tim, bệnh tiêu hoá....

1.2. Chẩn đoán sảng rượu.

Chẩn đoán sảng rượu căn cứ vào các triệu chứng sau:

- Xuất hiện trên người bệnh nghiện rượu mạn tính, sau khi dừng hoặc giảm lượng rượu uống, hoặc có bệnh nội khoa kèm theo.

- Rối loạn ý thức kiểu sảng hoặc lú lẫn.

- Ảo giác, hoang tưởng cấp, thường là ảo thị, ảo giác xúc giác với nội dung ghê sợ và khó chịu, hoang tưởng bị hại, bị truy hại hay hoang tưởng theo dõi.

- Rối loạn thần kinh và thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi, mạch nhanh…

- Rối loạn điện giải và chuyển hóa.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi lần thứ 10 (ICD 10), sảng rượu được chẩn đoán ở hai mã:

F10.40: sảng rượu không có co giật

F10.41: sảng rượu có co giật

1.3. Cơ chế bệnh sinh

Aminobutiric acid (GABA) là chất ức chế dẫn truyền TK chính trong hệ TKTW, trong ngộ độc rượu mạn, các receptor của nó giảm hoạt động.

          Sau khi ngưng rượu, sự giảm điều hoà receptor hệ GABA tham gia gây ra rất nhiều triệu chứng của hội chứng cai. Ngộ độc rượu mạn cũng ức chế hoạt động dẫn truyền TK glutamate, chất kích thích dẫn truyền TK chính trong hệ TKTW bằng cách tác động lên cổng ion N-methyl-D-aspartate (NMDA) . Ngược lại ngừng rượu sẽ gây ra ức chế receptor NMDA gây ra rất nhiều dấu hiệu của hội chứng cai.

          Những cơ chế khác cũng là các kích thích trong cai rượu. Có sự tăng dẫn truyền dopaminergic - mà có thể là nguyên nhân gây hoang tưởng. Tăng dẫn truyền noradrenergic có thể tham gia làm giảm các hoạt động quá ngưỡng. Hoạt động của trục dưới đồi - ttuyến yên - thượng thận làm tăng tiết cortisol,…

1.4. Các triệu chứng lâm sàng và nguy cơ ở người bệnh sảng rượu.

1.4.1. Rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán sảng rượu, có thể rối loạn ý thức kiểu sảng hoặc rối loạn ý thức kiểu lú lẫn. Với các biểu hiện:

- Ý thức u ám.

- Nhận thức, phán đoán sai lầm.

- Rối loạn định hướng, nhất là định hướng không gian và thời gian.

- Quên các sự kiện mới, lỗ hổng trí nhớ (xác định sau cơn).

1.4.2. Ảo giác – hoang tưởng

+ Ảo giác:

Ảo thị (khoảng 80% số trường hợp) với nội dung rùng rợn: nhìn thấy ma quỷ, rắn, rết... với phản ứng lo âu mãnh liệt. Ảo giác xúc giác, thường là các con vật nhỏ (côn trùng…);  biểu hiện: người bệnh tìm kiếm trên cơ thể để đánh.

+ Hoang tưởng:

Hoang tưởng thường gặp là hoang tưởng bị hại hoặc bị truy hại, hoang tưởng bị theo dõi.

Các ảo giác mang nội dung rùng rợn, khó chịu, ghê sợ, các hoang tưởng mang tính truy hại, đe dọa cùng với rối loạn ý thức là nguyên nhân gây tình trạng phản ứng lo âu, hoảng sợ của người bệnh.

1.4.3. Rối loạn cảm xúc:

Tình trạng rối loạn cảm xúc chủ yếu ở người bệnh sảng rượu là tình trạng lo âu, cơn hoảng sợ, cảm xúc không ổn định dễ cáu giận, tình trạng này thường gặp ở những ngày đầu vào viện, giai đoạn sau là tình trạng lo âu lan tỏa và trầm cảm. Tình trạng lo âu, hoảng sợ thường nặng lên về chiều tối và đêm, khi điều kiện tri giác bị hạn chế ảo giác, rối loạn ý thức nặng lên làm tình trạng lo âu và phản ứng hoảng sợ tăng lên.

Chính vì tình trạng lo âu, hoảng sợ tăng về chiều tối và đêm, do điều kiện tri giác bị hạn chế, nên cần phải cho người bệnh ở nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng và thường xuyên có người bên cạnh.

1.4.4. Kích động dữ dội:

“Hoang tưởng trong mê sảng và kích động”, người bệnh la hét, đập phá, có những hành vi nguy hiểm, hoạt động tự động hoặc kích động hỗn loạn, trong tình trạng hoảng sợ. Tăng về chiều tối và đêm. Thường là kích động phản ứng do ảo giác và hoang tưởng chi phối. Người bệnh trong tình trạng hoảng sợ mãnh liệt.

1.4.5. Dấu hiệu thần kinh:

+ Run rõ, mạnh, nhiều ở đầu chi, môi và lưỡi. Chứng loạn vận ngôn.

+ Rối loạn cân bằng, đi lảo đảo, ngã thường xuyên, mất phối hợp vận động.

+ Trong những trường hợp nặng: rối loạn hoạt động nuốt, tăng trương lực cơ gấp. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể gây sặc và suy hô hấp do sặc thức ăn

1.4.6. Dấu hiệu toàn thân:

- Sốt liên tục.

- Tăng tiết mồ hôi.

- Rối loạn nước-điện giải: thiểu niệu, tim nhanh, giảm huyết áp động mạch.

- Đôi khi ỉa chảy hoặc nôn.

1.4.7. Tiến triển:

- Tiến triển thuận lợi dưới điều trị.

- Không điều trị: tiến triển không tránh được dẫn đến tình trạng suy sụp, hôn mê gan, rối loạn chuyển hóa… và cuối cùng là tử vong.

1.5. Điều trị sảng rượu.

Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần cần được điều trị và chăm sóc chuyên biệt. Điều trị sảng rượu chủ yếu trên các việc sau :

- Giải lo âu, an thần kinh.

- Bù nước và điện giải theo đường tĩnh mạch và đường uống.

- Vitamin nhóm B liều cao, nhất là Vitamin B1­. Điều trị các rối loạn kết hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Địa điểm nghiên cứu:

Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe tâm thần Quảng Ninh.

2.2. Thời gian nghiên cứu: tháng 4/2013 – tháng 10/2013.

2.3. Đối tượng nghiên cứu:

Gồm 46 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe Tâm thần được chẩn đoán là sảng rượu (trạng thái cai rượu với mê sảng F10.4)

* Cỡ mẫu nghiên cứu

Được tính theo công thức sau:     

- n: cỡ mẫu nghiên cứu

- Z(1- α/2) =1,96 ( hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, α = 0,05)

- p: = 0,8 (tỷ lệ bệnh nhân sảng rượu có ảo giác thị giác, khoảng 80%)

- d: khoảng sai lệnh mong muốn (0,115)

Cỡ mẫu trong nghiên cứu là khoảng 46 bệnh nhân.

2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là sảng rượu (trạng thái cai rượu với mê sảng-F10.4) theo tiêu chuẩn của ICD – 10.

2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

Loại trừ những bệnh nhân có chẩn đoán rối loạn tâm thần khác.

2.4. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1. Công cụ nghiên cứu

          Bệnh án chuyên biệt dùng để nghiên cứu trạng thái cai rượu với mê sảng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10 của Tổ chức Y tế Thế giới.

2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin

- Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu và nguồn thông tin được khai thác thống nhất từ:

           + Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

           + Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và những nhà biết rõ quá trình bệnh của bệnh nhân.

           + Tham khảo giấy tờ, tài liệu liên quan quá trình theo dõi và điều trị cho bệnh nhân do gia đình, y tế cơ sở….cung cấp.

           + Khám tâm thần, thần kinh và các bệnh lý nội tổng quát…

- Sau khi thu thập thông tin sẽ nhập số liệu vào phần mềm thống kê Y học.

2.4.3. Cách tiến hành

          Các bệnh nhân được hỏi bệnh, khám bệnh, làm bệnh án theo một mẫu thống nhất. Bệnh nhân được theo dõi diễn biến của bệnh liên tục trong quá trình nghiên cứu.

          Các xét nghiệm cận lâm sàng do kỹ thuật viên có kinh nghiệm tiến hành theo một mẫu thống nhất.

          Cách ghi chép mẫu biểu, phân tích và xử lý số liệu theo một quy trình và  phương pháp thống nhất.

2.4.4.          Các chỉ số và biến cần theo dõi:

+ Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

- Giới tính.

- Hôn nhân.

- Nghề nghiệp.

- Phân bố tuổi nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

- Đặc điểm sử dụng rượu: thời gian nghiện rượu, loại rượu thường dùng....

+ Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

- Phân bố các thể lâm sàng.

- Tính chất khởi phát của sảng rượu.

- Tình trạng rối loạn ý thức: đánh giá sự sáng sủa của năng lực định hướng về thời gian, không gian, bản thân và xung quanh. Thời gian rối loạn ý thức trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối xảy ra liên tục hay không liên tục.

- Rối loạn cảm xúc: nhận xét các biểu hiện trạng thái lo âu, hưng cảm, trầm cảm, loạn cảm, cảm xúc không ổn định….

- Rối loạn tri giác: nhận xét các biểu hiện rối loạn tri giác ở bệnh nhân như : loại ảo giác, ảo tưởng, loạn cảm giác bản thể, tri giác sai thực tại….

- Rối loạn tư duy: thống kê, nhận xét, phân tích các triệu chứng về rối loạn tư duy (các loại hoang tưởng, nội dung và tính chất của hoang tưởng). 

- Ảo giác có kết hợp với hoang tưởng trong bệnh cảnh sảng rượu

- Về triệu chứng rối loạn cơ thể: mất ngủ, đau đầu, chán ăn….

- Về triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: run, toát mồ hôi, nhịp tim nhanh hay chậm, huyết áp: tăng, giảm hay dao động; nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm.

- Các bệnh có thể kèm theo.

+ Các yếu tố liên quan đến bệnh

- Đặc điểm các yếu tố thúc đẩy khởi phát bệnh

- Tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình

+ Nhận xét điều trị:

          Theo điểm đánh giá, thời gian thuyên giảm triệu chứng…

2.5. Xử lý số liệu

          Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phân mềm SPSS 15.0.

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

          Mọi thông tin do bệnh nhân và thân nhân cung cấp đều được giữ bí mật;

          Nghiên cứu được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

 Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

3.1.1. Đặc điểm giới tính

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới tính

3.1.2. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

Bảng 3.1: Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

 

Tình trạng hôn nhân

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Độc thân

8

17,4

Có vợ, chồng

33

71,7

Ly hôn, ly thân

5

10,9

Tổng

46

100

 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp

Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về nghề nghiệp

 

3.1.4. Đặc điểm về lứa tuổi

Bảng 3.2: Đặc điểm về lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu

Lứa tuổi

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

P

£ 30

2

4,4

 

< 0,05

31 – 40

14

30,4

41 – 50

23

50

51 – 60

6

13

> 60

1

2,2

Cộng

46

100

 

 3.1.5. Thời gian nghiện rượu

Bảng 3.3: Thời gian nghiện rượu của nhóm đối tượng nghiên cứu

Thời gian NR

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Trung bình

< 5 năm

2

4,4

12,7 ± 4,4

5 - 10 năm

17

36,9

11 – 15 năm

19

41,3

15 – 20 năm

8

17,4

> 20 năm

0

0

Cộng

46

100

 3.1.6. Số lượng rượu uống hàng ngày

 Bảng 3.4: Số lượng rượu uống hàng ngày của đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân

 Số lượng rượu

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

≤ 500 ml

11

23,9

600 – 1000 ml

20

43,5

1100 – 1500 ml

12

26,1

> 1500 ml

3

6,5

Tổng

46

100

 3.2. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1. Thể lâm sàng của sảng rượu

 

Biểu đồ 3.3: Thể lâm sàng của sảng rượu

3.2.2. Các triệu chứng về ý thức

Bảng 3.5: Các triệu chứng rối loạn năng lực định hướng

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

RLĐH thời gian

34

73,9

RLĐH không gian

31

67,4

RLĐH bản thân

12

26,1

Bảng 3.6: Thời gian rối loạn ý thức

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Buổi sáng

5

10,9

Buổi trưa

8

17,4

Buổi chiều, tối

10

21,7

Cả ngày

23

50

Cộng

46

100

 3.2.3. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc

 Bảng 3.7: Đặc điểm rối loạn cảm xúc

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Khí sắc tăng

19

41,3

Khí sắc giảm

4

8,7

Cảm xúc không ổn định

14

30,4

Lo âu, hoảng sợ

5

10,8

Loại khác

4

8,7

Cộng

46

100

 

3.2.4. Các triệu chứng rối loạn tri giác

 

Bảng 3.8: Phân bố ảo giác

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

p

Ảo giác thính giác

20

44,4

 

< 0,05

 

 

Ảo giác thị giác

30

65,2

Ảo giác xúc giác

14

30,4

Ảo giác vị giác

2

4,3

 Bảng 3.9: Số lượng ảo giác của nhóm nghiên cứu

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

p

Không có ảo giác

0

0

 

< 0,05

Có 1 ảo giác

26

56,5

Có 2 ảo giác

20

43,5

Có ≥ 3 ảo giác

0

0

Cộng

46

100

 

Bảng 3.10: Thời gian xuất hiện ảo giác

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Buổi sáng

2

4,3

Buổi trưa

4

8,7

Buổi chiều, tối

12

26,1

Cả ngày

28

60,9

Cộng

46

100

 Bảng 3.11: Sự chi phối của ảo giác

Sự chi phối

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Cảm xúc

11

23,9

Hành vi

20

43,5

Cảm xúc và hành vi

12

26,1

Không chi phối

3

6,5

Cộng

46

100

3.2.5. Các triệu chứng rối loạn tư duy

Bảng 3.12: Phân bố hoang tưởng

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

HT bị hại

26

56,5

HT ghen tuông

2

4,3

HT liên hệ

2

4,3

HT tự cao

4

8,7

HT khác

3

6,5

Không có HT

9

19,6

Cộng

46

100

Bảng 3.13: Sự chi phối của hoang tưởng

Sự chi phối

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Cảm xúc

5

10,9

Hành vi

13

28,3

Cảm xúc và hành vi

21

45,6

Không chi phối

7

15,2

Cộng

46

100

 

Bảng 3.14: Phân bố HT và ảo giác theo thể lâm sàng

 

           Phân bố HT, AG

 

Thể lâm sàng

AG

 đơn thuần

HT + AG

Tổng

Co giật

2

14

16

Không co giật

7

23

30

Tổng

9

37

46

 3.2.6. Các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật

Biểu đồ 3.4: Các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật

3.2.7. Các triệu chứng về cơ thể

 

Bảng 3.15: Đặc điểm các triệu chứng về cơ thể

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Cảm giác khó ở hoặc mệt mỏi

19

41,3

Đau đầu

16

34,8

Mất ngủ

44

100

Thèm rượu

22

47,8

Tăng trương lực cơ

25

54,3

 3.2.8. Các triệu chứng rối loạn hoạt động

 Bảng 3.16: Đặc điểm rối loạn hoạt động

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Chạy trốn, nấp

26

56,5

Bắt, suổi sâu bọ…

15

32,6

Kích động

21

45,6

Lần sờ đồ đạc

12

26

Hành vi tự sát

2

4,3

 3.2.9. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và chú ý

 Bảng 3.17: Đặc điểm rối loạn trí nhớ và chú ý

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Giảm trí nhớ

25

54,3

Loạn nhớ

2

4,3

Quên thuận chiều

9

19,6

Giảm tập trung chú ý

37

80,4

 

3.2.10. Các bệnh cơ thể mạn tính kèm theo

 

Bảng 3.18: Các bệnh cơ thể mạn tính kèm theo

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Bệnh lý gan mật

15

32,6

Bệnh lý dạ dày-ruột

3

6,5

Bệnh lý nội tiết

2

4,3

Bệnh lý tim mạch

4

8,7

Bệnh lý cơ xương khớp

2

4,3

Không có bệnh cơ thể

22

47,8

Cộng

46

100


3.3. Các yếu tố liên quan đến sảng rượu của nhóm nghiên cứu:

3.3.1. Các yếu tố khởi phát sảng rượu

Bảng 3.19: Các yếu tố khởi phát sảng rượu

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

p

Uống tăng lượng rượu

6

13,0

< 0,05

Uống giảm lượng rượu

11

23,9

Ngừng uống rượu

24

52,2

Bị bệnh thể chất

5

10,9

Cộng

46

100

3.3.2. Thời gian xuất hiện sảng rượu

Bảng 3.20: Thời gian xuất hiện sảng rượu

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

p

≤ 24h

6

13,0

< 0,05

24 - 48h

16

34,8

> 48h

24

52,2

Cộng

46

100

 3.3.3. Tính chất khởi phát

Bảng 3.21: Tính chất khởi phát

Tính chất khởi phát

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Cấp tính

10

21,7

Bán cấp

10

21,7

Từ từ

26

56,5

Tổng

46

100

 3.3.3. Yếu tố  tiền sử

3.3.3.1. Tiền sử bản thân

Bảng 3.22: Số lần vào viện điều trị RLTT do rượu

Số lần vào viện

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Chưa lần nào

20

43,5

1 - 2 lần

17

37

≥ 3  lần

9

19,5

Cộng

46

100

 

3.3.3.1. Tiền sử gia đình

Bảng 3.23: Đặc điểm tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình (TSGĐ)

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Có TSGĐ:

- Nghiện rượu

- Rối loạn tâm thần khác

13

9

4

28,3

19,6

8,7

Không có TSGĐ

33

71,7

3.4. Nhận xét quá trình điều trị

3.4.1. Các thuốc điều trị

Bảng 3.24: Các loại thuốc dùng điều trị sảng rượu của nhóm nghiên cứu

Loại thuốc

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Diazepam

46

100

Haloperidol

40

86,9

Risperidon

4

8,7

Valproat

31

67,4

Vitamin B1

46

100

Dung dịch truyền

34

73,9

Orezol

12

20,1

Piracetam

18

39,1

 

Bảng 3.25: Liều lượng trung bình của các thuốc điều trị

Loại thuốc

Liều lượng trung bình/ngày

Diazepam

16,2 ± 3,5 mg

Haloperidol

13,7 ± 2,1 mg

Risperidon

4,1 ± 1,5 mg

Valproat

738 ± 58,3 mg

Vitamin B1

 340,5 ± 32,6 mg

3.4.2. Thời gian điều trị

Bảng 3.26: Thời gian điều trị ở bệnh nhân sảng rượu

        Bệnh nhân

Thời gian

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

≤ 7 ngày

13

28,3

8 - 14 ngày

21

45,6

≥ 15 ngày

12

20,1

Trung bình (ngày)

14,4 ± 1,9

Cộng

46

100,00

3.4.3. Tính chất thuyên giảm

Bảng 3.27: Tính chất thuyên giảm của sảng rượu

Triệu chứng

Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

p

Nhanh

26

56,5

< 0,05

Từ từ

18

39,2

Không xác định

2

4,3

Cộng

46

46

 

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung

4.1.1. Đặc điểm giới tính

          Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% số bệnh nhân là nam giới, không có bệnh nhân nào là nữ. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu về rượu thời gian gần đây ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm (1994), của Quách Văn Ngư­ (1998) và Nguyễn Mạnh Hùng (2008) về sảng rượu cho thấy tất cả các bệnh nhân đều là nam giới [5],[3]. Nghiên cứu của Kufner H. (Đức, 2000) thấy tỷ lệ nữ bị sảng rượu là 9,8% [18]. Nghiên cứu trên 2417 bệnh nhân sảng rư­ợu, Dvirski A.A. (1999) thấy sảng rượu thường xảy ra ở nam giới (84,2%), so với ở nữ giới (15,8%) [15].

          Tuy nhiên hiện nay cũng có một số lượng nữ giới lạm dụng rượu và có biểu hiện của lệ thuộc rượu nhưng chưa đến cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị. Qua điều tra của Viện nghiên cứu và Chính sách y tế Việt Nam về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (từ 14 - 15 tuổi) cho thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu [12].

4.1.2. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân

          Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33 trường hợp chiếm 71,7% có gia đình (vợ, chồng), 5 trường hợp (10,9%) đã ly hôn, ly thân và 17,4% là chưa kết hôn. Điều này cũng phù hợp với lứa tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp

          Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nghề nghiệp của đa số bệnh nhân là không có nghề nghiệp (thất nghiệp) chiếm  43,5 %, nghề tự do là 21,7%, công nhân 19,6%, nông dân 13% và viên chức 2,2%. Kết quả này phần nào phù hợp với nghiên cứu của Lý Trần Tình (năm 2006) ở bệnh nhân loạn thần do rượu thấy công nhân chiếm tỷ lệ 34,4%, nông dân 32,3%, công chức viên chức 6,3% và những nghề tự do là 27,1% [8].

          Nghiên cứu của F. Sottle (Pháp) cho thấy có 3 loại nghề liên quan đặc biệt đến nghiện rư­ợu: nông dân, công nhân, lao động phổ thông.

      Khi tìm hiểu về nhóm bệnh nhân nghiên cứu, đa số trước đây họ đều có nghề nghiệp ổn định như nông dân, công nhân. Nhưng khi nghiện rượu, họ đều không tham gia lao động được hoặc làm việc không hiệu quả. Nghề nghiệp là nhân tố môi trư­ờng có ảnh hư­ởng đến việc lạm dụng rư­ợu, từ đó làm phát sinh nghiện rư­ợu rồi dẫn đến rối loạn tâm thần do rư­ợu. Như vậy nghiện rượu đã có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của bệnh nhân và làm giảm thu nhập cá nhân.

4.1.4. Đặc điểm về lứa tuổi

          Nghiên cứu cho thấy lứa tuổi có tỷ lệ cao nhất (50%) là từ 41- 50 tuổi, tiếp đến là lứa tuổi từ 31- 40 (30,4%), lứa tuổi  từ 51- 60 chiếm 13% và chỉ có 4,4% là từ 30 tuổi trở xuống. Tuổi cao nhất là 67 tuổi, thấp nhất là 29 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 43,7 ± 7,3 tuổi. Sự khác biệt giữa các nhóm số liệu là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

          Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với những nhận xét của một số tác giả đã nghiên cứu về sảng rượu. Nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng (2004) cho thấy bệnh nhân sảng rượu có tuổi trung bình là 42,28 ± 8,68 tuổi [9].  Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nhận thấy tuổi trung bình của bệnh nhân sảng rượu là 41,74 ± 6,69 tuổi. Nghiên cứu bệnh nhân sảng rượu Dvirski A.A.(1999) thấy tuổi trung bình của bệnh nhân sảng rượu ở nữ giới là 43,2 tuổi và ở nam giới là 42 tuổi [15]. Tác giả Levy P.S. (1996) thấy rằng rất hiếm gặp bệnh nhân sảng rượu ở tuổi trước 30 [20].

4.1.5. Thời gian nghiện rượu

          Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân có thời gian nghiện rượu là trên 10 năm với 27 trường hợp chiếm tỷ lệ 58,7%. Rất ít trường hợp có thời gian nghiên rượu < 5 năm (4,4%). Thời gian nghiện rượu trung bình của nhóm nghiên cứu là 12,7 ± 4,4 năm.

          Nhiều nghiên cứu nhận thấy sảng rư­ợu thường gặp ở những bệnh nhân có thời gian nghiện rượu trên 10 năm. Nghiên cứu của P. Hardy; O. Keureis (1994) cho thấy sảng rượu thư­ờng xảy ra ở những người nghiện rư­ợu mãn trên 10 năm [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm (1994) thấy thời gian nghiện rượu của bệnh nhân dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 12,5%; từ 10-15 năm chiếm 64,5% và nghiện rượu từ 16-20 năm là 15% các trường hợp [6]. Nghiên cứu của Quách Văn Ngư­  (1998) cho thấy bệnh nhân sảng rư­ợu có thời gian nghiện rượu từ 5-9 năm chiếm tỷ lệ 22,7%, từ 10-15 năm là 41%, từ 16-20 năm là 36,4% [5]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả trên.

4.1.6. Số lượng rượu uống hàng ngày

          Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 31 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 67,4%) sử dụng rượu ở mức dưới 1000ml mỗi ngày, số bệnh nhân sử dụng lượng rượu trên 1000ml mỗi ngày chỉ có 32,6%. Như vậy, số lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày của nhóm bệnh nhân nghiên cứu thấy thấp hơn so với một số nghiên cứu của nước ngoài. Nghiên cứu của P. Hardy; O. Keureis (1994) bệnh nhân sảng rượu thường uống quãng 2 lít rượu mạnh mỗi ngày, đôi khi thậm chí tới 4 lít mỗi ngày. Theo các tác giả Weichmann J.; Bientz M. (1989) bệnh nhân sảng rượu thường uống trên 100g rư­ợu mạnh mỗi ngày.

          Đa số loại rượu mà bệnh nhân sử dụng là rượu nấu thủ công từ nguyên liệu gạo, sắn, ngô.... với nồng độ cồn thường vào khoảng 30 – 450 .

4.2. Đặc điểm lâm sàng

4.2.1. Thể lâm sàng của sảng rượu

          Biểu đồ 3.2 cho thấy có 16 trường hợp chiếm tỷ lệ 34,8% có biến chứng với cơn co giật toàn thể, thường xuất hiện sau khi ngừng uống rượu hoặc bệnh nhân uống với số lượng rượu ít hơn hiều so với mọi ngày. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nhận thấy co giật ở bệnh nhân chiếm đến 30,9% [3]. Trong nghiên cứu của Florim Cuculi & CS (2006) có 30,30% sảng rượu bị co giật.

          Một số nghiên cứu khác thấy tỷ lệ hiện mắc co giật có thể cao hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý khác đi kèm với sảng rượu như nhiễm trùng, nhiễm độc. Ở bệnh nhân sảng rượu, khi xảy ra cơn động kinh toàn thể làm bệnh nhân bị ngã gây ra một số tổn thương trên cơ thể, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

4.2.2. Các triệu chứng về ý thức

          Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% bệnh nhân sảng rượu có rối loạn năng lực định hướng, trong đó: RLĐH về thời gian gặp nhiều nhất (73,9%), tiếp đến là RLĐH về không gian (67,4%), RLĐH môi trường xung quanh (58,7%), RLĐH bản thân ít gặp nhất (26,1%).

          Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) thấy: RLĐH không gian 99,1%, RLĐH thời gian 95,5%, RLĐH  môi trường 94,6%.

          Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, 50% số trường hợp sảng r­ượu có rối loạn ý thức xuất hiện cả ngày, và 21,7% chỉ xuất hiện về chiều, tối. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn ý thức chỉ xuất hiện về trưa và sáng là thấp (17,4% và 10,9%). Khác biệt giữa các nhóm số liệu là có ý nghĩa (p < 0,05).

4.2.3. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc

          Kết quả bảng 3.7 cho thấy: triệu chứng khí sắc tăng là hay gặp nhất ở bệnh nhân sảng rượu, chiếm tỷ lệ 41,3% và thường gặp ở những bệnh nhân có biểu hiện kích động, hoang tưởng tự cao. Tiếp đến là các biểu hiện cảm xúc không ổn định gặp ở 14 trường hợp (30,4%); lo âu, hoảng sợ (10,8%); khí sắc giảm (8,7%).  

          Nhận định trên so với một số nghiên của các tác giả khác có sự khác biệt. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), triệu chứng rối loạn cảm xúc của bệnh nhân: cảm xúc không ổn định (73,4%), trầm cảm (28,3%), loạn cảm (24,7%), hưng cảm (17,6%) và vô cảm (2,6%). Triệu chứng rối loạn lo âu như lo lắng (76,9%), hoảng sợ (66,3%), ác mộng (24,7%), ám ảnh xung động (18,5%) [3]. Nghiên cứu của Phạm Văn Tiếng (2011) nhận thấy bệnh nhân sảng rượu có cảm xúc không ổn định (72,5%) cao nhất, trầm cảm (12,5%), hưng cảm (10,0%), loạn cảm (7,5%), vô cảm (2,5%) [7].

          Nghiên cứu của Lý Trần Tình (2006) ở bệnh nhân loạn thần do rượu thấy 67,1% tổng số bệnh nhân có rối loạn cảm xúc, trong đó 100% bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, 41,7% bệnh nhân có rối loạn lo âu, 40,6% bệnh nhân có rối loạn hoảng sợ. Riêng với sảng rượu tác giả thấy 75% có rối loạn hoảng sợ, 41,7% có lo âu [8].

          Các rối loạn cảm xúc là một trong những nguyên nhân th­ường dẫn đến những nghiện rượu thứ phát. Những rối loạn cảm xúc có liên quan nhiều nhất dẫn đến nghiện rượu thứ phát đó là: rối loạn lo âu, cơn hoảng sợ, trầm cảm… Ban đầu với liều thấp, rượu có tác dụng giải lo âu, gây hưng phấn, gây ngủ nhưng khi lạm dụng rượu với số lượng nhiều, kéo dài thì rượu lại làm tăng thêm lo âu và làm trầm trọng thêm các rối loạn cảm xúc ban đầu [13],[16]. Ngược lại, nghiện rượu cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát hoặc làm nặng nề thêm các rối loạn cảm xúc. Nghiên cứu của các tác giả Kushner M.G.; Abrams K.; Borchardt C. (2000) về mối liên quan giữa lo âu và nghiện rượu cho thấy một trong hai yếu tố này cả lo âu và nghiện rượu đều có thể là nguyên nhân làm khởi phát, duy trì và làm nặng nề thêm yếu tố còn lại [19].

4.2.4. Các triệu chứng rối loạn tri giác

          Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân sảng rượu có ảo giác thị giác (65,2%), tiếp đến là ảo giác thính giác (44,4%) và ảo giác xúc giác (30,4). Chỉ có 02 trường hợp chiếm (4,3%) có ảo giác vị giác và không có trường hợp nào có ảo giác khứu giác.

          Nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng (2004) thấy bệnh nhân có ảo thị (60,3%), ảo giác xúc giác (58,9%) và ảo thanh (20,5%) [9]. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), bệnh nhân có ảo thị (76,9%), ảo xúc (58,4%), ảo thính (44,2%), loạn cảm giác bản thể (32,7%) [3]. Như vậy kết quả của chúng tôi thấy bệnh nhân sảng rượu có tỷ lệ ảo giác thị giác là tương tự nhưng tỷ lệ có ảo thanh là cao hơn và tỷ lệ có ảo giác xúc giác là ít hơn.

          Trong 30 trường hợp sảng rượu có ảo thị thấy đa số là bệnh nhân nhìn thấy các con vật nhỏ bê như sâu, bọ, rắn rết, chuột, mèo (68,3%) hoặc nhìn thấy người lạ, trộm vào nhà (21,4%).

          Nghiên cứu ở 14 bệnh nhân có ảo giác xúc giác thấy bệnh nhân thường có cảm giác có côn trùng, sâu bọ bò trên da của mình (71,5%), hoặc thấy có dây rợ, mạng nhện,… vướng, bám ở trên người (16,7%).

          Ở nhóm 20 bệnh nhân có ảo thanh thì thường là ảo thanh xui khiến, đe dọa bệnh nhân hoặc tiếng người gọi bệnh nhân.

          Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 20 bệnh nhân sảng r­ượu chỉ có 1 loại ảo giác đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 56,5%, tiếp đến là 43,5% số bệnh nhân có 2 loại ảo giác cùng tồn tại trong một bệnh cảnh lâm sàng. Không có trường hợp nào có từ 3 ảo giác cùng tồn tại trở lên hoặc không có ảo giác nào Khác biệt giữa các nhóm số liệu là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

          Thời gian xuất hiện của ảo giác thường là cả ngày (60,9%), chỉ có ít các trường hợp xuất hiện ảo giác từng đợt trong ngày.

          Về sự chi phối của ảo giác ở bệnh nhân sảng rượu thường thấy là chi phối hành vi của bệnh nhân (suổi bắt các côn con trùng bò trên người, đánh bắt rắn rết,....) hoặc chi phối cảm xúc (lo lắng, hoảng sợ,....).

4.2.5. Các triệu chứng rối loạn tư duy

          Về hình thức tư duy: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các rối loạn hình thức tư duy  chủ yếu là tư­ duy rời rạc (71,7%), nói nhiều (58,7%), tư duy chậm 30,97%, tư duy lai nhai 8,85%, nói một mình 7,08%, nói nhảm ().

          Về nội dung tư duy: trong nghiên cứu, hoang t­ưởng bị hại có tỷ lệ cao nhất (56,5%), tiếp đến là hoang tưởng tự cao (8,7%). Hoang tưởng khác như ghen tuông, liên hệ,.... là ít gặp trong nhóm bệnh nhân sảng rượu. Có 9 trường hợp chiếm tỷ lệ 19,6% là không có hoang tưởng.  Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008): hoang t­ưởng bị hại và hoang tưởng ghen tuông là những hoang tưởng có tỷ lệ cao nhất (61,95% và 16,81%), hoang tưởng bị theo dõi và hoang tưởng bị đầu độc cùng có tỷ lệ 4,42%, hoang tưởng tự cao 3,54% [3].

          Nghiên cứu về sự phân bố hoang tưởng và ảo giác ở bệnh nhân sảng rượu, kết quả cho thấy số trường hợp có hoang tưởng kết hợp với ảo giác chiếm tỷ lệ cao (80,4%); ảo giác đơn thuần: 19,6%. Kết quả này cao hơn so với  nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2009) nhận thấy bệnh nhân có hoang tưởng kết hợp với ảo giác  gặp ở 62,8% số trường hợp, ảo giác đơn thuần: 26,5%, không có ảo giác và không có hoang tưởng: 7,1%; hoang tưởng đơn thuần: 3,5%.

          Trong nhóm bệnh nhân sảng rượu, các hoang tưởng thường xuất hiện không liên tục, rời rạc, thời gian tồn tại ngắn trong một vài ngày đến 1 tuần, chủ yếu trong giai đoạn rối loạn ý thức. Những hoang tưởng này kết với ảo giác có tác động mạnh đến các mặt hoạt động tâm thần khác và chi phối mãnh liệt tới hành vi, cảm xúc của bệnh nhân.

4.2.6. Các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật

            Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy 100% số bệnh nhân sảng rượu có triệu chứng run, phần lớn là run ở tay, đi lạng choạng (86,9%), còn lại là biểu hiện run ở mi mắt, miệng môi, lưỡi. Các triệu chứng khác như toát mồ hôi (91,3%), mạch nhanh (45,6%), huyết áp tăng (39,1%), nhịp thở nhanh (19,6%), buồn nôn-nôn (13%). Trong đó có 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 8,7% có tiền sử tăng huyết áp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

          Nhận định trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) thấy 100% bệnh nhân có run, toát mồ hôi (100%), mạch nhanh (58,4%), buồn nôn, nôn, huyết áp tăng (2,6 - 28,3%), huyết áp dao động (2,5%); nghiên cứu của Phạm Văn Tiếng (2011) bệnh nhân run (100%), toát mồ hôi (100%), bồn chồn (52,5%), huyết áp tăng (37,5%), buồn nôn (25%), nôn (15%), thở nhanh (15%), loạng choạng (10%), huyết áp dao động (2,5%) [7].

4.2.7. Các triệu chứng về cơ thể

          Trong sảng rượu, các triệu chứng cơ thể cũng thường xuyên xuất hiện. 100% số bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ, 54,3% có biểu hiện tăng trương lực cơ, cơn gồng cứng người và tay chân. Cảm giác thèm rượu gặp ở 22 bệnh nhân (chiếm 47,8%), cảm giác mệt mỏi khó ở (41,3%), đâu đầu (34,8%).

          Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008): 100% mất ngủ, 77,8% chán ăn, 69,0% có mệt mỏi, 43,4% thèm rượu, và 54,8% đau đầu [3].

4.2.8. Các triệu chứng rối loạn hành vi

          Nghiên cứu về các triệu chứng rối loạn hành vi ở bệnh nhân sảng rượu thấy 100% các trường hợp đều có rối loạn, nguyên nhân là do ảo giác và/hoặc hoang tưởng chi phối. Thường biểu hiện bằng hành vi chạy trốn, nấp do lo sợ có người đuổi bắt, làm hại, giết hại mình (56,5%). Bệnh nhân kích động, vật vã la hét, tấn công, đập phá đồ đạc cũng thường gặp  (45,6%). Khi bệnh nhân có ảo giác thị giác và ảo giác xúc giác thấy sâu bọ ở trên người bệnh nhân hoặc ở xung quanh thì có hành vi bắt suổi, giết sâu bọ (32,6%). Một số trường hợp đem không ngủ, dậy lần sờ đồ đạc (26%). Rất hiếm trường hợp có hành vi tự sát (4,3%).

          Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nhận thấy các triệu chứng như: kích động (60,1%), tăng vận động (39,8%), giảm vận động (22,1%), không ăn (20,3%), cơn xung động (15,0%), hành vi tự sát (9,7%) [3]. Nghiên cứu của Phạm Văn Tiếng (2011) nhận thấy triệu chứng kích động (77,5%), tăng vận động (40,0%), từ chối ăn (20,00%), cơn xung động (15,0%), hành vi tự sát xảy, căng trương lực, rối loạn bản năng tình dục đều chiếm (2,50%) [7].

4.2.9. Các bệnh cơ thể kèm theo

          Bảng 3.18 cho thấy phần lớn các trường hợp đều có bệnh cơ thể mạn tính kèm theo. Do bệnh nhân nghiện rượu nên thường có bệnh lý gan mật (32,6%) như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Các trường hợp khác có bệnh lý dạ dày ruột như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (6,5%); bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp (8,7%); tiểu đường (4,3%); bệnh Gout (4,3%).

          Theo Trần Viết Nghị (1994), trong số bệnh nhân loạn thần do r­ượu điều trị tại Viện sức khỏe Tâm thần từ 1990- 1994 có 35,5% bị viêm gan và xơ gan và 6,5% bị loét dạ dày [4]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008)  cho thấy có một tỷ lệ đáng kể các bệnh cơ thể kết hợp. Bệnh cơ thể kết hợp có tỷ lệ cao nhất là những bệnh lý ở hệ thống da niêm mạc 34,5%, tiếp đến là những bệnh lý ở hệ cơ- xương- khớp 24,7%, bệnh gan- mật 20,3%, bệnh dạ dày- tá tràng 11,5%, bệnh tim mạch 10,6%, bệnh hệ thống thần kinh 7,9%, bệnh nội tiết 5,3% [3].

4.3. Các yếu tố liên quan đến sảng rượu của nhóm nghiên cứu:

4.3.1. Các yếu tố khởi phát sảng rượu

          Bảng 3.19 cho thấy, phần lớn yếu tố khởi phát sảng rượu là ngừng uống rượu (24 trường hợp chiếm 52,2%) có thể do bệnh nhân tự ngừng rượu hoạc do gia đình cấm không cho sử dụng. Có 5 trường hợp (10,9%) bị mắc bệnh cơ thể (xơ gan, bệnh Gout, chấn thương do tai nạn) phải vào nhập viện để điều trị nên không sử dụng được rượu. Số bệnh nhân tự giảm số lượng rượu sử dụng là 23,9% và có đến 13 % là do uống với số lượng rượu lớn so với mọi ngày dẫn đến sảng rượu.

          Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nhận thấy hầu hết bệnh nhân khởi phát sảng rượu do uống giảm liều rượu so với trước đó (37,17%) hoặc mắc bệnh cơ thể nào đó dẫn đến không có cơ hội tiếp tục uống rượu (36,28%) đã làm xuất hiện sảng rượu chiếm cao nhất [3]. 

4.3.2. Thời gian và tính chất xuất hiện sảng rượu

          Nghiên cứu về thời gian xuất hiện sảng rượu, kết quả cho thấy phần lớn (52,2%) là sảng rượu xuất hiện sau 48h ngừng sử dụng rượu hoặc giảm số lượng rượu. Có 16 trường hợp (34,8%) xuất hiện trong khoảng 24 – 48h. Chỉ có 13% xuất hiện trong 24h, thường liên quan với những bệnh nhân uống với số lượng rượu lớn trong ngày.

          Về tính chất xuất hiện sảng rượu, có 56,5% trường hợp có các triệu chứng xuất hiện từ từ, còn lại các trường hợp xuất hiện từ từ và bán cấp đều chiếm 21,7%.

            Kết quả nghiên cứu của Holbrook & CS (1999), Asplund & CS (2004), sảng rượu có thể xuất hiện cách lần uống rượu cuối cùng khoảng 2-4 ngày. Nguyễn Mạnh Hùng (2008) nhận định rằng 38,05% số bệnh nhân đột ngột xuất hiện sảng rượu và 61,06% số bệnh nhân xuất hiện sảng rượu từ từ [3].

4.3.3. Yếu tố  tiền sử

          Theo bảng 3.22, phần lớn số bệnh nhân nghiên cứu đã từng phải nhập viện vì các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu (rối loạn loạn thần do rượu, tạng thái cai rượu, sảng rượu), trong đó vào viện 1-2 lần là 37%, vào viện từ 3 lần trở lên chiếm 19,5%. Có 20 trường hợp (43,5%) chưa vào viện điều trị lần nào, thường là bệnh nhân trẻ tuổi.

          Về tiền sử gia đình: 9 trường hợp chiếm tỷ lệ 19,6% có người thân bị nghiện rượu (19,6%) thường là bố, anh em trai; 4 trường hợp bị rối loạn tâm thần khác (8,7%) như tâm thần phân liệt, chậm phát triển tâm thần…

          Một số nghiên cứu cho thấy nghiện rượu là một chứng bệnh lưu truyền trong gia đình. Một phần là do con cái bị ảnh hưởng trực tiếp từ nếp sống, sinh hoạt và cách giáo dục của bố mẹ. Phần khác là do tính di truyền của bệnh điều này cũng đã đư­ợc chứng minh qua các nghiên cứu về trẻ sinh đôi và con nuôi ở những gia đình có bố mẹ nghiện rượu [17]. Nghiên cứu của Dust Ph.; Soayka M. (1990) về tiền sử gia đình ở bệnh nhân loạn thần do rượu nhận thấy 56,1% số bệnh nhân tiền sử gia đình có vấn đề trong đó 2,4% có mẹ nghiện rượu, 22% có bố nghiện rượu, 14,6% anh em nghiện rượu và 22% có họ hàng cấp 1 và cấp 2 nghiện rượu [14].

4.4. Nhận xét quá trình điều trị

4.4.1. Các thuốc điều trị

          Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% số bệnh nhân sảng rượu được sử dụng thuốc Diazepam dạng tiêm bắp hoặc dạng uống với liều trung bình 16,2 ± 3,5 mg/ngày; 100% bệnh nhân được dùng Vitamin B1 với liều  340,5 ± 32,6 mg/ngày. Các thuốc chống loạn thần thường được sử dụng là: Haloperidol (86,9%) với liều trung bình 13,7 ± 2,1 mg/ngày, Risperidon (8,7%) liều 4,1 ± 1,5 mg/ngày. Thuốc chỉnh khí sắc Valproat được sử dụng ở 67,4% số trường hợp (738 ± 58,3 mg/ngày).

          Nghiên cứu của Phạm Văn Tiếng (2011): tổng liều diazepam dùng cho mỗi bệnh nhân 70mg - 170mg, tổng liều trung bình là 108 ± 18,105 mg và liều diazepam dùng cao nhất cho mỗi bệnh nhân là 30mg/ngày [7].

3.4.2. Thời gian điều trị

          Bảng 3.26 cho thấy thời gian điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân sảng rượu là 14,4 ± 1,9 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 50 ngày.

          Mehta & CS (2004), hầu hết sảng rượu dùng diazepam hoặc chlordiazepoxid sẽ khỏi sau 3-5 ngày điều trị. Christopher Pelic và Hugh Myrick (2003), bệnh nhân sảng rượu khỏi trong vòng 4 ngày điều trị. 

          Nghiên cứu của Quách Văn Ngư (1998) ở bệnh nhân sảng rượu thấy: thời gian tồn tại từ 1 - 3 ngày có tỷ lệ 77,3%, từ 4 - 7 ngày là 18,2%, trên 7 ngày là 4,5%, sảng rượu có thuyên giảm nhanh là 77,3%, thuyên giảm từ từ là 22,7% [5]. Tác giả Bùi Quang Huy (2008) nhận xét: sảng rượu cấp thường tiến triển trong 3- 4 ngày, sau đó bệnh nhân đi vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy thì các triệu chứng loạn thần thuyên giảm gần hết [15]. Theo tác giả Soussan P.L (1996) sảng rượu tiến triển trong khoảng từ  2- 4 ngày sau đó thì hết.

4.4.3. Tính chất thuyên giảm

          Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số bệnh nhân sảng rượu được điều trị tích cực ngay từ khi vào viện nên các triệu chứng thuyên giảm nhanh (56,5%), 18 trường hợp chiếm 39,2% thuyên giảm từ từ.

Trong nghiên cứu của Quách Văn Ngư (1998) thấy bệnh nhân sảng rượu có thuyên giảm nhanh là 77,3%, thuyên giảm từ từ là 22,7% [5].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 5

  KẾT LUẬN

 Từ những kết quả nghiên cứu trên 46 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sảng rượu (F10.4), điều trị nội trú tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2013, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu:

- 100% số bệnh nhân là nam giới, không có bệnh nhân nào là nữ.

-  Về lứa tuổi: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 43,7 ± 7,3 tuổi.

- Thời gian nghiện rượu trung bình của nhóm nghiên cứu là 12,7 ± 4,4 năm.

- Lượng rượu bệnh nhân uống mỗi ngày khoảng 500 - 1000ml, đa số là loại rượu nấu thủ công.

- Thể lâm sàng của sảng rượu: 34,8% có biến chứng với cơn co giật toàn thể.

- Rối loạn ý thức: 100% bệnh nhân sảng rượu có rối loạn năng lực định hướng, trong đó: RLĐH về thời gian gặp nhiều nhất (73,9%), tiếp đến là RLĐH về không gian (67,4%), RLĐH môi trường xung quanh (58,7%), RLĐH bản thân ít gặp nhất (26,1%). Thường rối loạn ý thức là cả ngày, nặng lên về chiều tối.

- Các triệu chứng rối loạn cảm xúc: triệu chứng khí sắc tăng (41,3), cảm xúc không ổn định (30,4%); lo âu, hoảng sợ (10,8%); khí sắc giảm (8,7%). 

- Rối loạn tri giác:

+ Loại ảo giác: phần lớn bệnh nhân sảng rượu có ảo giác thị giác (65,2%) nhìn thấy các con vật nhỏ bê như sâu, bọ, rắn rết, chuột, mèo hoặc nhìn thấy người lạ, trộm vào nhà. Ảo giác thính giác (44,4%) thường là ảo thanh xui khiến, đe dọa bệnh nhân hoặc tiếng người gọi bệnh nhân. Ảo giác xúc giác (30,4): có côn trùng, sâu bọ bò trên da của mình (71,5%), hoặc thấy có dây rợ, mạng nhện,… vướng, bám ở trên người

+ Có 1 loại ảo giác đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 56,5%, tiếp đến là 43,5% số bệnh nhân có 2 loại ảo giác cùng tồn tại trong một bệnh cảnh lâm sàng.

+ Thời gian xuất hiện của ảo giác thường là cả ngày (60,9%), chỉ có ít các trường hợp xuất hiện ảo giác từng đợt trong ngày.

+ Về sự chi phối của ảo giác ở bệnh nhân sảng rượu thường thấy là chi phối hành vi của bệnh nhân (suổi bắt các côn con trùng bò trên người, đánh bắt rắn rết,....) hoặc chi phối cảm xúc (lo lắng, hoảng sợ,....).

- Các triệu chứng rối loạn tư duy:

+ Về hình thức tư duy: tư­ duy rời rạc (71,7%), nói nhiều (58,7%), tư duy chậm 30,97%, tư duy lai nhai 8,85%, nói một mình 7,08%, nói nhảm.

+ Về nội dung tư duy: hoang t­ưởng bị hại có tỷ lệ cao nhất (56,5%), tiếp đến là hoang tưởng tự cao (8,7%). Hoang tưởng khác như ghen tuông, liên hệ,.... là ít gặp trong nhóm bệnh nhân sảng rượu.

+ Sự phân bố hoang tưởng và ảo giác ở bệnh nhân sảng rượu: hoang tưởng kết hợp với ảo giác chiếm tỷ lệ cao (80,4%); ảo giác đơn thuần: 19,6%.

- Các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật: run (100%) phần lớn là run ở tay, đi lạng choạng, run ở mi mắt, miệng môi, lưỡi; toát mồ hôi (91,3%), mạch nhanh (45,6%), huyết áp tăng (39,1%), nhịp thở nhanh (19,6%), buồn nôn-nôn (13%).

- Các triệu chứng về cơ thể: mất ngủ (100%), tăng trương lực cơ (54,3%), thèm rượu (47,8%), cảm giác mệt mỏi khó ở (41,3%), đâu đầu (34,8%).

- Các triệu chứng rối loạn hành vi

+ Do ảo giác và/hoặc hoang tưởng chi phối.

+ Thường biểu hiện bằng hành vi chạy trốn, nấp do lo sợ có người đuổi bắt, làm hại, giết hại mình (56,5%); kích động, vật vã la hét, tấn công, đập phá đồ (45,6%); bắt suổi, giết sâu bọ (32,6%); lần sờ đồ đạc (26%).

- Các bệnh cơ thể kèm theo: Bệnh cơ thể mạn tính kèm theo như bệnh lý gan mật (32,6%), bệnh lý dạ dày ruột (6,5%); bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp (8,7%); tiểu đường (4,3%); bệnh Gout (4,3%).

2. Các yếu tố liên quan đến sảng rượu của nhóm nghiên cứu:

- Các yếu tố khởi phát sảng rượu: thường là ngừng uống rượu (52,2%), mắc bệnh cơ thể phải vào nhập viện để điều trị (10,9%), tự giảm số lượng rượu (23,9%), tăng số lượng rượu (13 %).

- Thời gian và tính chất xuất hiện sảng rượu: 52,2% sảng rượu xuất hiện sau 48h ngừng sử dụng rượu hoặc giảm số lượng rượu; 34,8% xuất hiện trong khoảng 24 – 48h; 13% xuất hiện trong 24h. Trong đó 56,5% các triệu chứng xuất hiện từ từ; 21,7% cấp tính và 21,7% bán cấp.

- Yếu tố tiền sử:  

+ Tiền sử bản thân: 37% bệnh nhân đã vào viện 1-2 lần, 19,5% vào viện từ 3 lần trở.

+ Tiền sử gia đình: 19,6% có người thân bị nghiện rượu (19,6%) thường là bố, anh em trai; 4 trường hợp bị rối loạn tâm thần khác (8,7%).

3. Nhận xét quá trình điều trị

- Các thuốc điều trị:

+ 100% dùng Diazepam với liều trung bình 16,2 ± 3,5 mg/ngày; Vitamin B1 với liều  340,5 ± 32,6 mg/ngày.

+ Haloperidol (86,9%) với liều trung bình 13,7 ± 2,1 mg/ngày, Risperidon (8,7%) liều 4,1 ± 1,5 mg/ngày.

+ Valproat (67,4%) với liều 738 ± 58,3 mg/ngày.

- Thời gian điều trị: thời gian điều trị trung bình là 14,4 ± 1,9 ngày.

- Tính chất thuyên giảm: các triệu chứng thuyên giảm nhanh (56,5%), thuyên giảm từ từ (39,2%).

           

 

 

 

 

 

 I LIỆU THAM KHẢO

 

A. Tiếng Việt

 

1.     Học viện Quân Y (2007), “Nghiện rượu và rối loạn tâm thần do rượu”. Tr 93-102.

2.     Đại học Y Hà Nội (2005), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng”.

3.     Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu”. Tr 100.

4.     Trần Viết Nghị, Nguyễn Doãn Ph­ương, Nguyễn Thị Lan và cs (1994), "Sơ bộ nhận xét lâm sàng loạn thần do lạm dụng rượu", Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạm dụng r­­ượu, Bộ Y tế, Viện sức khỏe Tâm thần, Hà Nội. Tr. 95-100.

5. Quách Văn Ng­ư (1998), “Đặc điểm lâm sàng và điều kiện phát sinh sảng rượu ở ngư­ời nghiện rượu mãn tính”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.

6.     Nguyễn Viết Thiêm, Chử Văn Tân (1994), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng 8 trư­ờng hợp sảng rượu điều trị tại Viện sức khoẻ tâm thần”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạm dụng rư­ợu, Bộ Y tế, Viện sức khỏe Tâm thần, Hà Nội. Tr. 88- 94.

7.     Phạm Văn Tiếng (2011), “Nhận xét kết quả điều trị sảng rượu bằng Diazepam tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2”.

8.     Lý Trần Tình (2006), “Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân loạn thần do rượu”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

9.     Hoàng Văn Trọng (2004), Đặc điểm các hình thái lâm sàng loạn thần do rượu tại Viện sức khoẻ tâm thần, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

10.                        Nguyễn Minh Tuấn (2011), “Chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc”.

11.                        Tổ chức Y tế Thế giới (1993), “Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi – Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu – ICD 20”. Tr 67 – 83.

12.                        Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2009), “Đánh giá tình trạng lạm dụng bia rượu tại Việt Nam”. Tr 1 – 20.

 

B. Tiếng nước ngoài

 

13.  Cheng A.T., Gau S.F., Chen T.H. et al (2004), “A 4 year longitudinal study on risk factor for alcoholism”, Arch Gen Psychiatry, 61(2). P. 184- 191.

14. Dust Ph., Soayka M. (1990), “Les hallucinoses alcooliques une contribution à l/etrologie au traitment”, Actualities phsychiatriques, 8, P. 47- 57.

15.                         Dvirski A.A. (1999), “The role of genetic fartor in the manifestation of delerium trements”, Zh Nevrol Psikhiatr Im S S Korsakova, 99(10),
P. 48- 50.

16.                         Faingold C.L., Knapp D.J., Chester J.A., Gonzalez L.P. (2004), “Integrative neurobiology of the alcohol withdrawal syndrome from anxiety to seizues”, Alcohol Clin Exp Res, 28 (2), P.268-278.

17. Gorwood Ph. (1995),Genetique et alcoolo- dependence”, Neuro- psycho, No 4, Avril, P. 170-176.

18.                         Kaplan H. I and Sadock B.J (2005), "Alcohol - Related disorders",Concise Textbook of Clinlcal Psychiatry. Second edition: P. 80-92.

19.                         Kushner M.G., Abrams K. Borchardt C. (2000), “The relationship between anxiety disorders and alcohol use disorders: a review of major perspectives and findings”, Clin-Psychol-Rev, 20(2), P. 149 – 171.

20. Levy P.S. (1996), “Conduites alcooliques: Alcoolisme”, Psychiatrie, Collection, Med line- ESTEM, P. 281- 306.

Ths Vũ Minh Hạnh

   Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bình luận (0)       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Gửi bạn bè       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bản in    Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Edit


Các tin khác:
Thực trạng kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng viên (04.05.2014)
Nghiên cứu đặc diểm lâm sàng "Rối loạn lo âu lan tỏa" (24.01.2012)



 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::|Khu vực quản trị Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Các tin mới nhất Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Sự kiện Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Tháng mười hai 2023  
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            
 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ