Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ - Trò chơi bắn cá trực tuyến miễn phí


Dành cho người bệnh
 
Một số bệnh lý tâm thần thường gặp
Thứ ba, 04.19.2016, 10:01am (GMT+7)

1. MỘT SỐ BỆNH LÝ TÂM THẦN GẶP Ở TRẺ EM VÀ THIẾU NIÊN

1.1. Chậm phát triển tâm thần (CPTTT)

CPTTT không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lí, khác nhau về bệnh nguyên và bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng, đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong ba năm đầu khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Đặc điểm chung của CPTTT là toàn bộ sự phát triển tâm thần nói chung (toàn bộ nhân cách) đều bị ảnh hưởng, nhưng nổi bật lên là hoạt động trí tuệ bị trì trệ, kém phát triển hoặc không phát triển được. Như vậy không phải riêng trí tuệ mà các hoạt động tâm thần khác đều bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ mắc CPTTT khoảng 1%, trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.

1.2. Tự kỷ

"Hội chứng tự kỷ" là một trong những Hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em. Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được biểu hiện qua 3 loại hành vi sau:

+ Khiếm khuyết về quan hệ xã hội:

Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Ví dụ trong giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ.

+ Khiến khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp:

Chậm, thậm chí rất chậm nói hoặc là nói xì xồ không rõ là tiếng gì. Có trẻ biết nói nhưng chỉ được vài câu như "bà", "mẹ"...còn lại là im lặng, những trẻ này không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ.

+ Chơi tưởng tượng:

Trẻ tự kỷ thường không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình. Không đa dạng trong cách chọn trò chơi, chỉ theo một mô típ. Kỹ năng chơi hạn chế, lặp đi lặp lại một động tác. Chơi những đồ vật bất thường như tăm, đũa, điều khiển ti vi.... Gần 100% trẻ tự kỷ xem quá nhiều quảng cáo trên ti vi, tay chân hay vê xoắn, hay đi vòng quanh không có mục đích.

Nguyên nhân: bất thường về gen, nhiễm độc, yếu tố môi trường,….

1.3. Rối loạn tăng động giám chú ý – ADHD

Rối loạn tăng động, giám chú ý (ADHD) đặc trưng bởi sự giảm chú ý, hiếu động, tăng động so với trẻ cùng lứa tuổi và mức độ phát triển.

- Giảm chú ý:

+ Thất bại với sự tập trung chú ý vào các chi tiết hoặc có những lỗi bất cẩn trong các bài tập, việc làm, hoặc hoạt dộng khác.

+ Có khó khăn trong việc duy trì chú ý và hoàn thành các nhiệm vụ hoặc các hoạt động trò chơi.

+ Thường dường nhu không nghe khi được nói trực tiếp với mình.

+ Dễ bị phân tán bới các kích thích không liên quan.

+ Dễ mất các đồ vật của mình hoặc quên các hoạt động thường ngày.

- Tăng động:

+ Thường động đậy chân tay, vạn vẹo người khi ngồi.

+ Thường rời chỗ trong phòng hoặc trong các tình huống khi phải ngồi yên tại chỗ

+ Thường chạy hoặc leo trèo quá mức

+ Thường khó khăn chơi hoặc tham gia trong các hoạt động giải trí một cách im lặng

+ Thường nói quá mức

+ Thường như “đang đi trên đường” hoặc hành động như thể “bị mô tô rượt đuổi”.

- Xung động:

+ Thường thốt ra những câu trả lời trước khi câu hỏi được đặt xong

+ Thường có khó khăn trong việc đợi đến lượt

+ Thường làm gián đoạn hoặc nhập cuộc đường đột vào các hoạt động khác.

1.4. Các rối loạn hành vi của thanh thiếu niên (TTN)

Rối loạn hành vi được xếp ở mục F.91 (ICD-10) đó là những hành vi xâm phạm, bạo lực, gây thương tích, đâm chém, càn quấy, ... do những nguyên cớ không tương xứng; những hành vi trên tái diễn, lặp đi lặp lại kéo dài ở TTN.

Rối loạn hành vi của TTN có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Một nghiên cứu cho thấy rối loạn hành vi TTN 10-17 tuổi là 3,7 – 6 %; ở thành thị cao hơn ở nông thôn, trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. 

2. BỆNH TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở THANH NIÊN VÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

2.1. Tâm thần phân liệt (TTPL)

TTPL là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh h­ướng mãn tính, căn nguyên hiện nay ch­a rõ ràng, làm cho ng­ười bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập làm việc ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu.

Bệnh TTPL là bệnh khá phổ biến ở trên thế giới, tỷ lệ từ 0,3 – 1%, phát sinh ở lứa tuổi 18 – 40, tỉ lệ nam/ nữ là 1,2/1.

2.2. Trầm cảm

Trầm cảm là sự ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng các triệu chứng:

- Giảm khí sắc, buồn chán,

- Mất quan tâm thích thú,

- Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ,

- Suy nghĩ chậm chạp, ít hoạt động,

- Ngại tiếp xúc với mọi người.

Các triệu chứng khác như: giảm sút sự tập trung và chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tin, có ý tưởng bị tội, không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng, giảm ham muốn về tình dục, lãnh cảm.

Tỷ lệ mắc khoảng 2- 5% dân số, nữ gặp nhiều hơn nam.

 

2.3. Lạm dụng chất, nghiện chất

- Lạm dụng chất trong đó có lạm dụng rượu và đặc biệt nghiện rượu, nghiện ma tuý đã trở thành hiểm hoạ của nhân loại.

- Trên 30% dân số Việt Nam có lạm dụng bia rượu và khoảng 3,5% là nghiện rượu.

- Nghiện ma tuý ở nước ta cũng như một số nước khác trong khu vực có một số đặc điểm nguy hại hơn như sau:

+ Đa số nghiện ma tuý là những người trẻ tuổi từ 16-35 chiếm 70-80%;

+ Nghiện các chất ma tuý nặng hơn, nguy hại hơn chủ yếu là heroin và các chất ma túy tổng hợp mới như ma túy đá (methamphetamin), thuốc lắc, Ketamin… gây ra các rối loạn tâm thần nặng như hoang tưởng, ảo giác, kích động,…

+ Có thể hỗn hợp về phương thức (Hút, hít, tiêm chích, ...) cũng như việc kết hợp nhiều loại ma tuý (Heroin, amphetamin, cocain, LSD 25, …);

+ Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có người nghiện ma túy;

+ Vì tiêm chích bằng kim tiêm chung nên nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao, có những nơi 70 – 80% người nghiện ma tuý nhiễm HIV, viêm gan B, C...

2.4. Tự sát

Là một cấp cứu trong Y học và cũng là một cấp cứu rất đặc thù trong tâm thần học. Hàng năm trên thế giới có hàng trăm nghìn người chết do tự sát, có nhiều nước chết do tự sát còn nhiều hơn chết do tai nạn giao thông. Cứ 40 giây có một người thực hiện tự sát ở nơi nào đó trên thế giới, cứ 3 giây có một người doạ chết. Nam giới thực hiện tự sát nhiều hơn nữ nhưng nữ giới doạ tự sát nhiều hơn. Thường gặp ở người trẻ (15 – 35 tuổi) và người già (trên 70 tuổi).

Tìm hiểu nguyên nhân tự sát, nhiều tác giả nhận thấy như sau: 

+ Sự gia tăng tiềm ẩn các rối loạn tâm thần chưa phát hiện được sớm, kịp thời như trầm cảm, lo âu, hoảng loạn, nghiện rượu, ma tuý, rối loạn hành vi,...

+ Nhân tố tâm lý xã hội không thuận lợi (stress) như: Thất bại, đổ bể trong làm ăn, cạnh tranh thua lỗ; mâu thuẫn kéo dài giữa các thành viên trong gia đình không giải quyết được; cấu trúc gia đình bị đảo lộn: ly thân, ly hôn, các thành viên trong gia đình thiếu gắn bó, không có điểm nương tựa, người thân cha hoặc mẹ nghiện rượu; sự cô đơn ở những người cao tuổi. 

3. BỆNH TÂM THẦN THƯỜNG GẶP NGƯỜI GIÀ

3.1. Sa sút trí tuệ (SSTT)

          SSTT là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Thường gặp ở người già (trên 60 tuổi), rất hiếm gặp ở người trẻ và tuổi trung niên. Tuổi thọ con người càng cao thì quần thể người già càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số và số người bị SSTT sẽ càng nhiều hơn.

          Nguyên nhân: SSTT thường gặp do bệnh Alzeimer, do bệnh lý mạch máu (nhồi máu não, xuất huyết não, trạng thái ổ khuyết,….), do nhiễm độc chất (rượu, kim loại nặng, các thuốc an thần gây ngủ, thuốc gây nghiện,…) và nhiểu nguyên nhân khác.

          Biểu hiện: suy giảm trí nhớ; giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; bệnh nhân thường biểu hiện báng quan hay mất ham thích hứng thú; giảm khả năng trong các công việc thường; mất kiểm soát cảm xúc – bệnh nhân có thể trở nên dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của cá thể.

3.2. Trầm cảm ở người già:

          Người già thường hay gặp rối loạn trầm cảm với các biểu hiện như sau:

- Các triệu chứng về cảm xúc: buồn chán, bi quan,...

- Các triệu chứng về cơ thể: đau mỏi trong người, đặc biệt ở cơ, xương khớp.

- Rối loạn về hành vi: chậm chạp, kích động, kích thích, gây hấn, tự sát.

- Hoang tưởng: bị hại, bị theo dõi, ...

3.3. Các rối loạn tâm thần do bệnh lý cơ thể :

          Người già thường có các bệnh lý cơ thể: tim mạch, cơ xương khớp, nội tiết,... Những bệnh lý này thường dẫn đến các rối loạn tâm thần ở người già như: rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ thực tổn,…

Ths Vũ Minh Hạnh

   Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bình luận (0)       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Gửi bạn bè       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bản in    Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Edit


Các tin khác:
Các nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần (05.04.2016)
Sức khỏe tâm thần (19.03.2016)
Ma túy tổng hợp (05.12.2015)
Điều chỉnh giá viên phí dwj kiến áp dụng từ 15/11/2015 (27.10.2015)
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (07.10.2015)
Thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy (06.10.2015)



 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::|Khu vực quản trị Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Các tin mới nhất Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Sự kiện Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Tháng mười hai 2023  
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            
 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ